Tại Đại hội khóa II,ệpphầnmềmtạiĐàNẵngđốimặtvớicạnhtranhnhânlựctừphíaNhậtBảlịch đá bóng đêm nay nhiệm kỳ 2017-2022 của Hiệp hội Doanh nghiệp phần mềm Đà Nẵng tổ chức ngày 28/9/2017, ông Nguyễn Quang Thanh, Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hiệp hội cho biết, trong nhiệm kỳ 1 (2010-2017) Hiệp hội đã có nhiều hoạt động tích cực trong việc đào tạo nguồn nhân lực; Theo đó, đã tổ chức các hội thảo tìm giải pháp giúp doanh nghiệp giải quyết sự khan hiếm nhân sự; Đề xuất với Sở TT&TT tổ chức 2 lớp đào tạo về kỹ nghệ phần mềm và tích hợp hệ thống thông tin theo chương trình của Đại học CMU cho các trường Đại học, Cao đẳng, Doanh nghiệp sản xuất, gia công phần mềm và nội dung số. Bên cạnh đó, Hiệp hội đề xuất với UBND Thành phố Đà Nẵng về việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh của ngành CNTT của Đại học Đà Nẵng để đáp ứng nhu cầu phát triển của Doanh nghiệp…
Mặc dù vậy, ông Thanh thẳng thắn nhìn nhận các doanh nghiệp trong Hiệp hội vẫn chưa phối hợp với cơ quan nhà nước trong việc cung cấp thông tin dự báo nguồn nhân lực dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh về nhân sự giữa các Doanh nghiệp trong Hiệp hội.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Trưởng Khoa CNTT (Đại học Bách khoa Đà Nẵng) cho biết: Khoa CNTT là địa chỉ tin cậy, cung cấp nguồn nhân lực CNTT chủ chốt cho các doanh nghiệp phần mềm (DNPM) Đà Nẵng. Tuy nhiên, do số lượng đào tạo không nhiều, trong khi đó nhu cầu nhân lực CNTT rất cao đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt. Thời gian gần đây, lại xuất hiện thêm sự có mặt của các Doanh nghiệp Nhật Bản.
Ông Bình dẫn chứng: Trung bình từ 1 đến 2 tuần, Khoa CNTT của Đại học Bách khoa Đà Nẵng tiếp 1 Doanh nghiệp Nhật Bản. Các Doanh nghiệp này có ý định mở văn phòng tại Đà Nẵng. Vì vậy, họ trực tiếp đến Khoa CNTT để tìm nhân lực ngay trên ghế giảng đường Đại học. Một số Doanh nghiệp còn “trải thảm đỏ” mời các em sinh viên sang Nhật làm việc.
"Các doanh nghiệp Nhật còn chiêu dụ nhân lực với nhiều chính sách rất ưu ái. Ông Bình đơn cử: một Doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất vào tháng 11/2017 họ sẽ mở Văn phòng tại Đà Nẵng. Doanh nghiệp này cho biết Văn phòng mở với qui mô nhỏ, mỗi năm chỉ tuyển vài em sinh viên thực sự xuất sắc, sau đó sẽ phối hợp với một vài trường Đại học để đưa các sinh viên của Đại học Bách khoa Đà Nẵng qua Nhật học. Các em sẽ được tài trợ toàn bộ học phí cũng như kinh phí ăn ở, đi lại. Điều đặc biệt là phía Nhật Bản không ràng buộc phải làm việc cho họ sau khi tốt nghiệp. Điều này cho thấy sự cạnh tranh nguồn nhân lực CNTT đang rất khốc liệt" ông Bình phân tích.
Vì vậy, để có thể thu hút nguồn nhân lực CNTT, ông Bình đề nghị các doanh nghiệp phần mềm cũng như Hiệp hội nên chung tay với cơ sở đào tạo trong việc đào tạo nguồn nhân lưc, đặc biệt các doanh nghiệp lớn nên đi đầu trong việc đóng góp đối với cộng đồng.
(责任编辑:Cúp C1)