Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đọc Diễn văn bế mạc. (Ảnh: NhanSáng/TTXVN)
Sau hơn một tháng làm việc khẩntrương,ànvănphátbiểubếmạckỳhọpthứcủaChủtịchQuốchộkq bd anh hom nay tích cực và trách nhiệm, sáng 24/6, Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đãhọp phiên bế mạc, hoàn thành chương trình đã đề ra.
TTXVN trân trọng giới thiệu toàn vănbài phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên bế mạc.
“Thưa các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổquốc Việt Nam,
Thưa các vị đại biểu Quốc hội, các vị khách quý,
Thưa đồng bào và chiến sỹ cả nước,
Hôm nay, sau hơn một tháng làm việckhẩn trương, tích cực và trách nhiệm, Quốc hội đã hoàn thành chương trình làmviệc của kỳ họp thứ 7.
Quốc hội đã thảo luận, đánh giá tìnhhình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2013 và những tháng đầunăm 2014. Quốc hội ghi nhận quyết tâm, nỗ lực cao của Chính phủ, các ngành, cáccấp, các doanh nghiệp cùng đồng bào, chiến sỹ cả nước. Nhờ vậy, đã tạo ra đượcsự chuyển biến tích cực trong ổn định và phát triển đất nước, đảm bảo an sinhxã hội, cải thiện đời sống của nhân dân. Quốc hội cũng thẳng thắn chỉ ra nhữngyếu kém, tồn tại trong các ngành, lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã hội, nhất làtrong bối cảnh độc lập chủ quyền và an ninh của đất nước đang bị đe dọa thìnhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2014 và những năm tiếp theo là rấtkhó khăn.
Tại kỳ họp này, Quốc hội đã thảoluận sâu sắc, toàn diện và đề ra nhiều giải pháp quan trọng, tích cực. Quốc hộiyêu cầu Chính phủ, các ngành, các cấp tranh thủ cơ hội, vượt qua thách thức, đoànkết, thống nhất, cùng đội ngũ doanh nhân và đồng bào , chiến sỹ cả nước pháthuy cao độ nội lực, tranh thủ có hiệu quả nguồn đầu tư, sự hỗ trợ, đoàn kếtquốc tế, tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, tái cơ cấu và chuyển đổithành công mô hình kinh tế, tích cực thực hiện chính sách an sinh xã hội, giảmnghèo có hiệu quả; phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm2014 và 5 năm 2011-2015. Kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, cuộc sống bìnhyên cho nhân dân, mở rộng hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế thành công.
Kính thưa Quốc hội
Với tinh thần khẩn trương triển khaithi hành Hiến pháp mới, công tác xây dựng pháp luật được xác định là một nhiệmvụ trọng tâm của kỳ họp nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam.Quốc hội đã dành nhiều thời gian thảo luận thấu đáo, thông qua 11 luật, 2 nghịquyết và cho ý kiến về 16 dự án luật, 1 nghị quyết khác. Đây là các văn bảnpháp luật rất quan trọng, góp phần triển khai thi hành Hiến pháp, phát triểnkinh tế-xã hội; xây dựng nền hành chính lành mạnh, công khai, minh bạch; tạolập môi trường kinh doanh bình đẳng, theo pháp luật; bảo đảm an sinh xã hội,bảo vệ môi trường; củng cố quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội và pháttriển bền vững đất nước.
Quốc hội giao Ủy ban thường vụ Quốchội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan, tổ chức hữu quan triểnkhai đồng bộ các biện pháp bảo đảm thi hành Hiến pháp mới. Theo đó, cần tậptrung rà soát toàn bộ hệ thống pháp luật để xác định các văn bản cần sửa đổi,bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp; kiểm tra, đôn đốcviệc xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật,pháp lệnh; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, gópphần đưa Hiến pháp và pháp luật vào cuộc sống.
Quốc hội đã dành thời gian thảoluận, cho ý kiến về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết về việc lấy phiếu tínnhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhândân bầu hoặc phê chuẩn. Quốc hội khẳng định chủ trương lấy phiếu tín nhiệm, bỏphiếu tín nhiệm là đúng đắn, bảo đảm tăng cường hiệu lực, hiệu quả giám sát củacác cơ quan dân cử, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân. Xét thấy đây là vấn đềhệ trọng, liên quan tới đội ngũ cán bộ chủ chốt từ Trung ương đến địa phươngcủa Nhà nước ta, tới quyền giám sát và đánh giá cán bộ của Quốc hội và Hội đồngnhân dân, do vậy, cần có thêm thời gian thảo luận kỹ, thấu đáo bảo đảm chấtlượng Nghị quyết, tạo sự đồng thuận cao trước khi quyết định, Quốc hội giao Ủyban thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp tục hoànthiện dự thảo Nghị quyết gửi xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội trước khitrình Quốc hội xem xét tại kỳ họp sau. Đồng thời, Quốc hội đã quyết định tiếptục tổ chức lấy phiếu tín nhiệm (theo quy định của Nghị quyết 35) đối với nhữngngười được Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn tại kỳ họp cuối năm2014.
Quốc hội đã tiến hành giám sát tốicao việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012 vàban hành Nghị quyết về việc đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đếnnăm 2020. Căn cứ vào kết quả thực hiện và những bài học kinh nghiệm trong tổchức thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo - một trong những trọng tâmcủa chính sách an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước, Quốc hội xác định tráchnhiệm của các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và nhân dân trongviệc thực thi chính sách, pháp luật về giảm nghèo để đạt được mục tiêu giảmnghèo bền vững đến năm 2020.
Quốc hội đã chất vấn 4 vị bộ trưởng,trưởng ngành; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã báo cáo bổ sung vàtrả lời chất vấn của các vị đại biểu Quốc hội. Quốc hội nhận thấy phiên chấtvấn đã diễn ra trong không khí dân chủ, thẳng thắn, công khai; nội dung chấtvấn tập trung vào những vấn đề cấp thiết của đời sống kinh tế-xã hội, được đồngbào, cử tri cả nước và các vị đại biểu Quốc hội quan tâm. Quốc hội ghi nhận vàđánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, các vị Bộ trưởng, Trưởng ngành trong tổ chứcthực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệmkỳ đến nay. Quốc hội yêu cầu các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các ngành,các cấp cần đề cao ý thức phục vụ nhân dân, tiếp tục có giải pháp tích cực giảiquyết các kiến nghị mà cử tri đặt ra để báo cáo Quốc hội và đồng bào, cử tri cảnước tại kỳ họp sau. Quốc hội cũng đã thông qua Nghị quyết về chương trình hoạtđộng giám sát năm 2015 và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội diễn ratrong lúc tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến phức tạp, nguy hiểm,khó lường. Trung Quốc hạ đặt giàn khoan dầu khí Hải Dương 981 vào sâu trongthềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam; độc lập, chủ quyền quốcgia, hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở BiểnĐông bị đe dọa nghiêm trọng. Quốc hội khẳng định hành động của Trung Quốc viphạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; viphạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biểnnăm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); vi phạm Thỏa thuậncấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đềtrên Biển Đông; làm tổn hại sâu sắc đến tình hữu nghị, đoàn kết, láng giềng củanhân dân 2 nước Việt Nam-Trung Quốc.
Đến diễn đàn này, hòa chung nhịp đậptrái tim của đồng bào, chiến sỹ cả nước, các vị đại biểu Quốc hội đã mạnh mẽlên án hành động sai trái của phía Trung Quốc. Quốc hội đã thảo luận sâu sắc,ra thông cáo tuyên bố lập trường chính nghĩa của Việt Nam, kiên quyết phản đốihành động sai phạm của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan dầu khíHải Dương-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam vàkhông được tiếp tục có những hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam. Quốchội đánh giá cao những phát biểu tâm huyết thể hiện lòng yêu nước, quyết tâmbảo vệ chủ quyền biển đảo của các vị đại biểu Quốc hội và nhân dân. Quốc hộikêu gọi đồng bào, chiến sỹ cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài phát huy truyềnthống yêu nước, đoàn kết một lòng thống nhất ý chí, hành động, ủng hộ và thựchiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnhthổ trên cơ sở luật pháp quốc tế; gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định để pháttriển đất nước; gìn giữ quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nướcViệt Nam-Trung Quốc.
Quốc hội Việt Nam bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc đến Quốc hội, nghị sỹ Quốc hội, các tổ chức, cá nhân và bạn bè trênthế giới đã và đang tiếp tục đồng tình, ủng hộ Việt Nam, lên tiếng bảo vệ chínhnghĩa, lẽ phải của Việt Nam và yêu cầu Trung Quốc đình chỉ ngay những hành độngxâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.
Kính thưa Quốc hội,
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII đãthành công tốt đẹp, được đồng bào, cử tri cả nước đón nhận, tin tưởng, đồngtình, ủng hộ. Lòng yêu nước, tinh thần đổi mới, dân chủ, trí tuệ và trách nhiệmcủa mỗi vị đại biểu Quốc hội, của đồng bào, cử tri là những nhân tố quan trọnggóp phần làm nên thành công của kỳ họp quan trọng này.
Thay mặt Ủy ban thường vụ Quốc hội,tôi trân trọng cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước,Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thành cách mạng, các vị khách quý đãdành thời gian tham dự kỳ họp và luôn quan tâm, góp ý kiến cho hoạt động củaQuốc hội; cám ơn sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Trung ương Đảng, BộChính trị, sự phối hợp chặt chẽ của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Việnkiểm sát nhân dân tối cao, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; cảm ơn hoạt động tíchcực, hiệu quả của các cơ quan của Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vịđại biểu Quốc hội, của cử tri và nhân dân cả nước, của các ngành, các cấp, cácđoàn thể, các cơ quan thông tấn, báo chí và các cơ quan phục vụ đã góp phần vàothành công của kỳ họp.
Xin kính chúc các đồng chí lãnh đạo,nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bậc lão thànhcách mạng, các vị khách quý, các vị đại biểu Quốc hội và đồng bào, cử tri cảnước sức khỏe, hạnh phúc và thành công.
Tôi xin tuyên bố bế mạc kỳ họp thứ7, Quốc hội khóa XIII.
Xin trân trọng cảm ơn.”
Theo Vietnam+