Chi đầu tư nghiên cứu ngày càng hạn chế
Tại hội nghị thường niên về phát triển khoa học,ámđốcĐHQuốcgiaTPHCMKhôngnênbiếnnhàkhoahọcthànhkếtoánviêcâu lạc bộ bóng đá brentford công nghệ và đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực lần thứ 2 sáng nay, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM Vũ Hải Quân cho rằng ngân sách chi đầu tư cho con người mà cụ thể là cho các hoạt động nghiên cứu khoa học của các thầy cô ngày càng hạn chế.
Điều này, một phần là do thực hiện chính sách cắt chi thường xuyên đối với các đơn vị thực hiện tự chủ đại học. Mặt khác, việc đầu tư cho khoa học công nghệ chưa thực sự trọng tâm trọng điểm, nhất là việc xây dựng các chương trình nghiên cứu phục vụ phát triển của vùng, phát triển đất nước còn dàn trải.
Theo ông Quân, các chính sách hiện chưa thực sự thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên, cho thầy cô giáo. Bên cạnh đó, việc thanh quyết toán các đề tài khoa học còn nặng về thủ tục hành chính, chưa phát huy vai trò giám sát của xã hội, nhất là cơ chế giám sát đồng cấp của các nhà khoa học.
“Hiện nay, mỗi nhà khoa học ngoài công tác nghiên cứu lại phải kiêm nhiệm công việc kế toán cho đề tài của mình. Điều này khiến các thầy cô mất rất nhiều thời gian. Chúng ta không nên biến mỗi một nhà khoa học thành một kế toán viên” - ông Quân nói.
Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM cũng cho rằng việc đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ chưa đáp ứng được sự phát triển. Sinh viên giỏi có xu hướng không chọn học các ngành khoa học công nghệ. Còn việc tuyển sinh sau đại học, nhất là nghiên cứu sinh, liên tục giảm do chưa có chính sách học bổng hỗ trợ tương xứng. Các trường đại học chưa phát huy hết vai trò của hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, nhất là các đối tác chiến lược bao gồm các trường đại học lớn, các doanh nghiệp lớn của các nước phát triển.
4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm
Bộ trưởng Khoa học - Công nghệ Huỳnh Thành Đạt cho biết trong thời gian tới, Bộ sẽ tập trung triển khai 4 nhóm nhiệm vụ trọng tâm. Đầu tiên là tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, trong đó chú trọng đến việc xây dựng thể chế vượt trội, chấp nhận rủi ro và độ trễ. Nỗ lực toàn diện và đồng bộ để tháo gỡ những bất cập trong hệ thống luật pháp và chính sách để khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các rào cản, vướng mắc từ các cơ chế, chính sách về kinh tế, đầu tư, thương mại…
Nhiệm vụ thứ 2, Bộ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động đổi mới sáng tạo như là cầu nối để khoa học công nghệ phục vụ trực tiếp phát triển kinh tế xã hội, qua đó tạo bứt phá trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò trung tâm, viện nghiên cứu và trường đại học là chủ thể nghiên cứu mạnh.
Thứ 3, Bộ sẽ thúc đẩy phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, lấy doanh nghiệp làm trung tâm; phát triển mô hình kinh doanh mới, kinh tế số, xã hội số; nâng cao năng lực đổi mới, hấp thụ và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp; tập trung phát triển công nghệ cao, công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có khả năng ứng dụng cao.
Ngoài ra, Bộ cũng sẽ tái cơ cấu các chương trình, nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với nhu cầu xã hội, chuỗi giá trị của sản phẩm, tạo giá trị gia tăng, trong đó chú trọng lĩnh vực nông nghiệp. Đẩy mạnh phát triển thị trường khoa học công nghệ gắn với xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về khoa học công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập và hợp tác quốc tế về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo nhằm phát huy thế mạnh của Việt Nam và huy động tối đa nguồn lực quốc tế.
(责任编辑:La liga)