Đó là phát biểu của Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn tại buổi làm việc với Sở TT&TT tỉnh Lào Cai mới đây.
Chuyển đổi số là cuộc chuyển đổi vĩ đại của loài người,ờiđiểmvàngđểLàoCaichuyểnđổisốbang xep hang bd anh là quy luật phát triển không thể đảo ngược do đó chúng ta phải tận dụng xu thế đó.
Ngoài ra, đây cũng là dịp để Sở TT&TT khẳng định vai trò, có đóng góp xứng đáng cho sự phát triển của tỉnh giai đoạn tới. Sau 30 năm tái lập tỉnh, 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, kinh tế Lào Cai phát triển nhanh và bền vững, tốc độ tăng trưởng kinh tế duy trì ở mức cao, bình quân đạt 10,02%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt 77 triệu đồng, đứng thứ 2 trong các tỉnh Trung du, Miền núi phía Bắc; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng từ tăng 42,58% lên 45,3%, dịch vụ từ 42,02% lên 42,5%, ngành nông lâm nghiệp từ 15,4% giảm còn 12,2%.
Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn tại buổi làm việc với Sở TT&TT tỉnh Lào Cai |
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư toàn diện, có trọng điểm đã phát huy hiệu quả; kinh tế tăng trưởng nhanh, văn hóa xã hội ngày càng phát triển, đối ngoại được mở rộng; quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội, biên giới ổn định.
Về lĩnh vực TT&TT, Lào Cai có 100% trung tâm các xã, phường, thị trấn có sóng thông tin di động; tỷ lệ cáp quang đến hộ gia đình đạt khoảng 32%; 98% số thôn được đảm bảo sóng di động tại trung tâm thôn và các khu vực tập trung dân cư; Toàn tỉnh hiện có 11 doanh nghiệp hoạt động, kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát; 203 điểm phục vụ bưu chính; 117 điểm Bưu điện -Văn hóa xã (trong đó 76 điểm cung cấp đa dịch vụ).
"Đây là thời điểm vàng để chuyển đổi số, Lào Cai cần cân nhắc dồn trọng tâm phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để tỉnh bứt phá" |
Tỉnh cũng đưa vào hoạt động Trung tâm giám sát an toàn thông tin mạng (SOC) tỉnh Lào Cai từ tháng 4/2020. Thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu mã độc, thông tin hệ thống giám sát an toàn thông tin mạng về Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng Quốc gia (NCSC); Tổng số dịch vụ công trực tuyến mức 4 của tỉnh đạt 37% (đạt chỉ tiêu Chính phủ giao tối thiểu 30%); Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính đạt 37%.
Xây dựng các dịch vụ nền tảng (Dịch vụ dữ liệu, giám sát hoạt động nghiệp vụ, danh mục bảng mã điện tử dùng chung, xác thực phân quyền tập trung, đăng nhập 1 lần). Số hóa, xây dựng một số cơ sở dữ liệu dùng chung, chuyên ngành (Chỉ tiêu KTXH, CSDL người dùng, CBCC, TTHC, dân tộc, tư pháp, BHXH, y tế, giáo dục...), từng bước hình thành hệ sinh thái số, kết nối đến cơ sở dữ liệu quốc gia.
Tiếp tục triển khai giai đoạn 2 (LGSP 2.0), với hạng mục chính gồm: Kết nối Cổng dịch vụ công của tỉnh với các cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin của Trung ương qua nền tảng NGSP Quốc gia, các dịch vụ nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ, giám sát quy trình nghiệp vụ, dịch vụ thanh toán điện tử...
Triển khai Trung tâm điều hành thông minh (IOC) đặt tại Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh giúp cho tỉnh giám sát, điều hành, điều phối, thống kê, báo cáo, hỗ trợ ra quyết định trong chỉ đạo, điều hành, quản lý xã hội.
Trung tâm được chính thức khởi động vận hành từ ngày 14/10/2020, đây là công trình hoàn thành chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Lào Cai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời lựa chọn UBND thị xã Sa Pa, UBND thành phố Lào Cai là các đơn vị điểm triển khai các phân hệ (OC) của Trung tâm điều hành thông minh (IOC).
Hệ thống báo chí của tỉnh gồm 3 cơ quan báo chí địa phương; 12 cơ quan báo chí Trung ương thường trú; 35 bản tin của các cơ quan, đơn vị. Hệ thống thông tin tuyên truyền của tỉnh đã hội đủ các loại hình: Báo giấy, báo nói, báo hình, báo điện tử, các trang thông tin điện tử, một phần trên mạng xã hội. Toàn tỉnh hiện có 2.660 cụm loa/1.683 thôn, bản, tổ dân phố.
Đang triển khai thí điểm truyền thanh ứng dụng CNTT- Viễn thông tại Sa Pa.
Chuyển đổi số phải là trọng tâm đầu tư của tỉnh
Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phạm Anh Tuấn mong muốn Sở TT&TT nên tham mưu cho tỉnh đưa vào Nghị quyết về xây dựng Chiến lược chuyển đổi số của tỉnh cho những năm tiếp theo. Sở phải chủ trì xây dựng Chiến lược này, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tối đa để Sở hoàn thành và sớm đưa vào thực hiện.
Thứ trưởng nhấn mạnh: “Mỗi một giai đoạn phát triển cần có những mũi nhọn nhô hẳn lên để bứt phá. Không thể đầu tư dàn trải được. Đây là thời điểm vàng để chuyển đổi số, Lào Cai cần cân nhắc dồn trọng tâm phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số để tỉnh bứt phá.”
Chuyển đổi tốt những lĩnh vực này sẽ là bước đột phá cho tỉnh. Trong đó, chính phủ số sẽ là kết nối dữ liệu, tỉnh nên tập trung đẩy nhanh hoàn thành dịch vụ công cấp độ 4 vì đã hội đủ các điều kiện để thực hiện. Về xã hội số, tỉnh nên chú trọng lĩnh vực giáo dục và y tế trước.
Về kinh tế số nên chú trọng phát triển du lịch thông minh, ứng dụng công nghệ để tạo bước đột phá. Bên cạnh đó, chú trọng đón đầu, tận dụng các xu hướng công nghệ mới để phát triển kinh tế. Thứ trưởng yêu cầu các cơ quan, doanh nghiệp bưu chính, viễn thông tăng cường phối hợp, sử dụng chung hạ tầng cơ sở, đoàn kết hợp tác và nâng cao chất lượng phục vụ.
Bưu điện cần sớm rà soát, bổ sung đầu tư, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của hệ thống bưu điện văn hóa tuyến xã cũng như tăng cường quảng bá và đưa sản phẩm đặc sắc lên các sàn thương mại điện tử.
Bên cạnh đó, Sở TT&TT tiếp tục chủ động, ngăn ngừa hiệu quả thông tin xấu, độc hại. Báo chí phát huy vai trò, nâng cao chất lượng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về Lào Cai thông qua chiến dịch truyền thông nhằm thu hút đầu tư, kích cầu du lịch.
Có những vấn đề nếu tỉnh thấy khó thì cứ "đẩy" lên Bộ, Bộ sinh ra để phục vụ tỉnh - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết như vậy trong buổi làm việc chiều 25/6.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)