Apple nằm trong tầm ngắm từ tháng 6/2020 khi bà Margrethe Vestager,đốimặtcáobuộcđộcquyềnvìchipthanhtoándiđộkết quả bóng đá u21 châu âu Phó Chủ tịch điều hành Ủy ban Châu Âu (EC) phụ trách vấn đề cạnh tranh mở cuộc điều tra Apple Pay. EC tập trung vào con chip NFC (giao tiếp trường gần) trên iPhone, mà chỉ Apple Pay có thể tiếp cận.
Theo nguồn tin của Reuters, cơ quan cạnh tranh EU đang chuẩn bị giấy tờ để gửi Apple vào năm sau. Loại tài liệu này thường liệt kê những hành vi mà nhà chức trách đánh giá là phản cạnh tranh. Ủy ban đang có 3 vụ kiện khác chống lại Apple. Họ được quyền phạt các công ty tối đa 10% doanh thu toàn cầu nếu vi phạm quy định EU. Dựa trên doanh thu năm 2020 của Apple, số tiền phạt có thể lên tới 27,4 tỷ USD.
Các ứng dụng thanh toán NFC trở nên phổ biến thời gian gần đây do đại dịch Covid-19. Phạm vi phủ sóng rộng và trải nghiệm ưu việt của Apple Pay khi thanh toán trên website hoặc tại chỗ giúp nó có lợi thế hơn so với một số đối thủ.
Apple Pay cũng đang là mục tiêu của các nhà chức trách và nhà quản lý khác. Tháng trước, Hàn Quốc thông qua luật cấm các đơn vị vận hành chợ ứng dụng lớn, bao gồm Apple, ép nhà phát triển ứng dụng phải dùng các hệ thống thanh toán riêng. Năm 2019, Đức phê duyệt quy định yêu cầu Apple mở cửa hệ thống thanh toán di động cho đối thủ với mức phí hợp lý. Cũng trong năm này, Hà Lan mở cuộc điều tra App Store và điều khoản nhà phát triển ứng dụng phải dùng hệ thống thanh toán của Apple cho mua sắm trong ứng dụng và trả 30% phí trong năm đầu tiên.
Du Lam (Theo Reuters)
Trái ngược với quy định của ban lãnh đạo, ngày một nhiều nhân viên Apple tỏ thái độ bất bình và phản kháng về chính sách bí mật của công ty.