Từ chợ Thủ Dầu Một ngược về hướng khu phố 9,ịchsửkhắctêlịch thi đấu bóng đá hạng nhất anh phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, đứng trên con đường mang tên Văn Công Khai, trong lòng tôi trào dâng những cảm xúc tự hào về cuộc đời cách mạng lẫy lừng của vị Bí thư Tỉnh ủy năm xưa. Ông là một trong những người chiến sĩ cách mạng trung kiên, cùng các Tỉnh ủy viên tích cực lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa, giành chính quyền giai đoạn 1943-1945. Trọn đời cống hiến cho cách mạng Đồng chí Văn Công Khai tên thật là Tạ Văn Khái (SN 1909), xóm cầu Ông Cộ, làng An Phú, tổng Bình Phú, quận Châu Thành, tỉnh Thủ Dầu Một (nay là xã Tân An, TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương). Trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng chí là một trong những nhà lãnh đạo tích cực tham gia các phong trào đấu tranh của thợ thuyền và các tầng lớp nhân dân. Năm 1927, đồng chí đến Sài Gòn làm nghề cắt tóc. Tại đây, đồng chí được giác ngộ cách mạng và tham gia Hội Ái hữu nghiệp đoàn sống cùng anh em thợ thuyền. Đồng chí càng thấm thía nỗi cơ cực của những người cần lao và tích cực tham gia các cuộc đấu tranh do chi bộ cộng sản nghiệp đoàn tổ chức. Con đường mang tên người Bí thư Tỉnh ủy Văn Công Khai Cuối năm 1936, đồng chí trở về quê và tham gia hoạt động cách mạng ở đồn điền cao su Dầu Tiếng. Tháng 6-1939, đồng chí cùng các đồng đội bị thực dân Pháp bắt và đưa ra xử trước tòa đại hình Sài Gòn. Tại tòa, đồng chí dõng dạc vạch trần tội ác của thực dân Pháp đã tước đoạt trắng trợn các quyền dân sinh, dân chủ đối với nhân dân và công nhân ta trong các đồn điền, xí nghiệp do chúng làm chủ; đồng thời tố cáo các tội ác của bọn phản động Pháp. Trước những lý lẽ sắc bén của đồng chí và sự đấu tranh mạnh mẽ của các Hội Ái hữu, thực dân Pháp phải trả tự do cho đồng chí và nhiều đảng viên khác. Năm 1940, thực hiện chủ trương của Xứ ủy, đồng chí Văn Công Khai cùng với Ban Chấp hành Tỉnh ủy lãnh đạo nhân dân củng cố các tổ chức quần chúng cách mạng; thành lập Ban khởi nghĩa, các đội tự vệ chiến đấu, các đơn vị nghĩa quân sắm sửa vũ khí, luyện tập quân sự. Mùa xuân năm 1943, Hội nghị tái lập Tỉnh ủy Thủ Dầu Một bí mật tổ chức tại làng 1 Sở cao su Dầu Tiếng, đồng chí được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy. Sau hội nghị tái lập Tỉnh ủy, đồng chí Văn Công Khai cùng các Tỉnh ủy viên tích cực lãnh đạo toàn Đảng, toàn dân gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền. Đêm 23-8-1945, Hội nghị mở rộng được tổ chức tại Bưng Cầu thuộc làng Tương Bình Hiệp do đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy chủ trì. Hội nghị quán triệt Nghị quyết của Đảng về tổng khởi nghĩa và ra lời kêu gọi: Cán bộ, đảng viên, các đoàn thể cứu quốc, đơn vị tự vệ, đồng bào hãy đoàn kết, nhất trí giành chính quyền nhanh gọn, thắng lợi hoàn toàn trong ngày 25-8- 1945. Ngay sau đó, Ủy ban khởi nghĩa được thành lập, đồng chí Văn Công Khai, Bí thư Tỉnh ủy làm Trưởng ban khởi nghĩa. Ngày 26-5-1947, trong một lần đi công tác cùng với đoàn cán bộ tỉnh từ vùng Lái Thiêu đến xã Đồng An, đoàn công tác của đồng chí bị Pháp phục kích, trúng đạn và hy sinh. Cuộc đời tuy ngắn ngủi nhưng đồng chí đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, cho lý tưởng cao đẹp của Đảng. Phát huy tinh thần người chiến sĩ cách mạng Đi trên con đường mang tên người Bí thư Tỉnh ủy năm xưa, thế hệ trẻ chúng tôi cảm thấy rất tự hào. Những câu chuyện kể về người cách mạng kiên cường của đất Thủ năm xưa đã trở thành động lực để người dân sinh sống trên con đường mang tên Văn Công Khai nỗ lực xây dựng kinh tế phát triển và tích cực trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Thông qua cuộc vận động, người dân luôn đoàn kết, giúp đỡ nhau trong phát triển kinh tế, giảm nghèo, từng bước làm giàu. Các đoàn thể phường thường xuyên phối hợp với khu phố tổ chức nhiều hoạt động cụ thể hỗ trợ, giúp đỡ người dân phổ cập các kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự ở địa phương… Ngoài ra, họ còn tích cực ủng hộ vào “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”, “Quỹ vì người nghèo” của phường và khu phố phát động. Ông Nguyễn Đình Tân, Trưởng ban điều hành khu phố 9, phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, cho biết: “Nhờ có đời sống kinh tế khá nên các hộ dân tích cực tham gia hưởng ứng các hoạt động phong trào do khu phố và phường phát động. Vì vậy, khu phố đã 15 năm liền được công nhận danh hiệu khu phố văn hóa. Tỷ lệ gia đình văn hóa luôn đạt ở mức cao (trên 97%)”. Sống trên con đường mang tên người cách mạng kiên trung, thế hệ trẻ nơi đây càng tự hào và quyết tâm học tập, lao động để xứng đáng với sự hy sinh anh dũng của ông. “Sống trên con đường Văn Công Khai, lúc nhỏ tôi thắc mắc không biết cái tên này từ đâu, ông là ai. Sau này, tôi đã tự tìm hiểu và biết về quá trình tham gia cách mạng, những cống hiến của ông cho quê hương, đất nước. Do đó, tôi đã tự nhắc nhở bản thân mình phải sống cho xứng đáng và tuyên truyền đến các bạn thanh niên trong khu phố học tập, xây dựng thế hệ thanh niên vừa hồng, vừa chuyên”, anh Nguyễn Bình Lập, Bí thư Đoàn thanh niên khu phố 9 nói. M.HIẾU |