Năm 2011,ủaRocketInternetvẫnđangphảivậtlộnvớivấnđềlợinhuậtai xiu 2.25 công ty Rocket Internet SE của Đức đã thành lập một startup chuyên giao thực phẩm tươi có thể dễ dàng chế biến thành bữa ăn tới tận nhà, hoạt động tại Thụy Điển. Ngay sau đó, Rocket nhanh chóng nhân rộng mô hình này tại nhiều quốc gia khác.
Một trong những phiên bản nhái này là HelloFresh, hoạt động tại 3 châu lục bao gồm cả Mỹ, nơi startup này phải đối mặt với các đối thủ như Blue Apron hay Plated với khó khăn chồng chất.
Tháng 11 năm ngoái, Rocket quyết định tạm ngưng kế hoạch lên sàn cho HelloFresh, startup từng được định giá 2,9 tỷ USD. Vào tháng 5 vừa qua, HelloFresh công bố báo cáo tài chính quý đầu năm với khoản lỗ đã leo lên gấp 3 lần (hơn 30 triệu USD) mặc cho doanh thu có tăng so với trước đó.
Tuy nhiên đây mới chỉ là một trong số rất nhiều các công ty thua lỗ của Rocket. Công ty được coi là “vườn ươm” startup này đã thành lập tới 100 startup tại 110 quốc gia với tổng cộng 36.000 nhân viên, hoạt động trong đủ mọi lĩnh vực từ cung ứng thực phẩm, quần áo cho đến xe hơi cũ hay thậm chí cả dịch vụ giặt là.
Rocket Internet thực sự có thể ví như phiên bản thu nhỏ của hệ sinh thái Internet startup toàn cầu. Loạt startup của Rocket cũng chính là đại diện cho tình trạng suy thoái của giới startup công nghệ hiện nay với việc liên tục phải vật lộn để thu về lợi nhuận.
Tháng 4 vừa qua, định giá của Rocket cũng tụt giảm từ mức 3.3 tỷ USD xuống 1.1 tỷ USD. Lý do được cho là vì lợi nhuận của Rocket liên tục suy giảm mặc dù thị trường của công ty vẫn đang được mở rộng.
Cũng trong tháng 4, Rocket báo cáo về các khoản lỗ ròng trước khi hoàn thuế năm 2015 từ 8 công ty con lớn nhất của mình, rơi vào khoảng hơn 1 tỷ USD. Các nhà đầu tư bắt đầu phải phát hoảng. Giá cổ phiếu của Rocket hiện nay chỉ bằng 1/3 so với thời điểm chạm đỉnh vào năm 2014, chốt phiên ở mức 20.49 USD vào thứ Sáu vừa qua.