Nhiều nghị sĩ Mỹ,ốchộiMỹđauđầuvềcáccuộchọpkíty le keo truc tuyen đặc biệt là các thành viên Dân chủ, hiện đang muốn biết Tổng thống Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin đã trao đổi với nhau những gì trong những cuộc họp kín của họ.
Quốc hội Mỹ đứng trước một bài toán vô cùng hóc búa: Có nên triệu tập phiên dịch viên của Tổng thống Trump hay không. Cuối tuần trước, báo Washington Post đưa tin Tổng thống Trump đã có "những nỗ lực phi thường" nhằm giữ kín nội dung các cuộc gặp giữa ông và Putin, thậm chí giấu cả các quan chức cấp cao trong chính quyền của mình. Ông thậm chí tịch thu ghi chép của phiên dịch viên tại một trong những cuộc gặp đó, bên lề hội nghị G20 ở Hamburg tháng 7/2017. Đáng nói hơn nữa, hai nguyên thủ còn gặp riêng lần 2 ở Hamburg mà không có một người Mỹ nào hiện diện. Ông Trump phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch viên người Nga. Đây là một điều được cho là bất thường đối với bất kỳ vị tổng thống nào, theo tạp chí The Atlantic. Nó càng tiếp thêm nghi ngờ đối với một nhà lãnh đạo đang bị FBI điều tra chính thức về mối quan hệ có thể với Moscow. Lo ngại hiện tập trung nhiều nhất vào các cuộc gặp Trump – Putin ở Helsinki, Phần Lan, hồi tháng 7/2018. Hai ông đã gặp riêng 2 giờ đồng hồ mà không hề có trợ tá nào. Không một chương trình nghị sự nào được công bố trước cuộc gặp, cũng không một thông cáo nào được đưa ra. Phía Nga sau đó tuyên bố đã đạt được một số thỏa thuận tại cuộc gặp. Nhưng không ai ở phía Mỹ dường như biết được điều đó có đúng hay không. Tại cuộc họp báo 4 ngày sau, Giám đốc Cơ quan Tình báo quốc gia Mỹ Dan Coats nói: "Tôi không ở vị trí có thể hiểu đầy đủ hoặc nói về những gì đã xảy ra ở Helsinki". Theo The Atlantic, chỉ có một người Mỹ duy nhất thực sự biết rõ: Marina Gross – phiên dịch viên chuyên nghiệp hỗ trợ Tổng thống Trump. Theo ABC News, các luật sư của Ủy ban Tình báo và Ngoại giao Hạ viện đang bàn bạc nhằm đánh giá các lựa chọn pháp lý cho việc gửi trát hầu tòa đối với nữ phiên dịch viên này. Vậy liệu bà Gross có bị triệu tập hay không? Đó là một câu hỏi rất khó. Một số người cho rằng làm điều này với phiên dịch viên của Tổng thống là rất nguy hiểm, bởi nó tạo tiền lệ mới có thể gây rắc rối cho các chính quyền tương lai trong việc thực hiện ngoại giao trực diện, nhất là các cuộc hội đàm kín với lãnh đạo các nước không nói tiếng Anh, cả đồng minh lẫn kẻ thù của Mỹ. Bên cạnh đó còn có một lập luận pháp lý rằng đặc quyền điều hành của Tổng thống bao gồm luôn phiên dịch viên của họ. Thanh Hảo |