TS Vũ Thị Phương Anh nguyên là Giám đốc Trung tâm Khảo thí chuẩn hóa đầu tiên của cả nước - Trung tâm Khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo. Bà chịu trách nhiệm phát triển bài thi Tiếng Anh và nghiên cứu kiểm định sử dụng lý thuyết trắc nghiệm cổ điển (CCT). Bà cũng là tư vấn chiến lược của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 từ năm 2014.
Làm rõ nghi vấn về bảo mật
Bà nhìn nhận thế nào về việc tạm dừng thi chứng chỉ IELTS?ầnbàntayBộGiáodụchậukiểkèo nhà cái 888
Bài thi IELTS được sử dụng rộng rãi trên thế giới như một “bài thi gác cổng” (gate-keeping exam), tức là được dùng làm điều kiện để có thể qua được các vòng tuyển chọn, ví dụ đủ điều kiện đi du học, xét đầu vào đại học v.v...
Chính vì có tầm quan trọng như vậy nên việc bảo mật cần phải được đặc biệt lưu ý. Ít lâu nay đã có dư luận về vụ IELTS có thể có vấn đề về bảo mật. Nay, khi có chỉ đạo tạm dừng kỳ thi thì rất có thể các cơ quan chức năng đã có thông tin gì đó về việc này. Nếu quả thật có gian lận, lộ đề, mua bán đề … thì việc tạm dừng để kiểm tra, chấn chỉnh là hoàn toàn cần thiết để bảo đảm sự công bằng cho toàn bộ thí sinh.
Theo bà, việc dừng thi này có ảnh hưởng như thế nào đối với học sinh Việt Nam?
Hiện nay, một số nơi đang sử dụng điểm IELTS làm căn cứ cho những quyết định quan trọng như miễn thi môn ngoại ngữ trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, làm một căn cứ để xét tốt nghiệp đại học, miễn thi đầu vào cao học, là điều kiện tuyển dụng v.v...
Nay, nếu IELTS bị nghi ngờ có vấn đề về bảo mật và bị tạm ngưng thì các nơi đang sử dụng IELTS phải đưa ra những kỳ thi tương đương khác nếu muốn, hoặc phải bỏ hẳn yêu cầu này. Tất nhiên là các em học sinh sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều nhưng điều này không quá quan trọng. Quan trọng hơn là nghi vấn về vấn đề bảo mật phải được làm rõ, vì nếu không thì hậu quả còn nghiêm trọng hơn nhiều, đó là sự mất niềm tin vào hệ thống giáo dục của Việt Nam. Đó là chưa kể thiệt hại nặng nề cho “thương hiệu sản phẩm’’ IELTS.
Theo bà, cơ quan chức năng (Bộ GD-ĐT) cần có hướng dẫn như thế nào, cũng như các cơ sở pháp lý để các tổ chức hoạt động hiệu quả trong việc tổ chức thi các chứng chỉ ngoại ngữ?
Tôi nghĩ về mặt quy định thì hiện nay hẳn là không thiếu và cũng khá chặt chẽ - ít ra là trên giấy. Điều quan trọng là thiếu giám sát trong quá trình thực hiện. Và đây chính là điểm yếu trong cách quản lý của Việt Nam, và trên nhiều lĩnh vực chứ không chỉ trong lĩnh vực giáo dục.
Không nên trao toàn bộ trách nhiệm cho Hội đồng Anh và IDP
Theo quan sát của bà, hiện còn những vướng mắc nào cần được giải quyết để không xảy ra vấn đề tương tự?
Một kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi quan trọng như IELTS, sẽ qua rất nhiều khâu. Trước hết là quy trình xây dựng đề thi sao cho đạt yêu cầu về tính giá trị và độ tin cậy. Đối với IELTS, quy trình đầu tiên này do Cambridge Assessment chịu trách nhiệm. Theo tôi, cho đến nay họ vẫn đang làm tốt, và đó cũng là lý do IELTS có được sự tín nhiệm cao trên thế giới.
Tuy nhiên, một bài thi sau khi được xây dựng hoàn chỉnh xong thì mọi việc phụ thuộc hoàn toàn vào nơi tổ chức các kỳ thi. Và đây chính là lỗ hổng của kỳ thi này.
Ví dụ, việc cho phép các đơn vị liên kết tổ chức kỳ thi được thực hiện theo những tiêu chuẩn nào; quá trình bảo mật đề thi từ lúc nhận từ Cambridge Assessment đến lúc tổ chức thi có bảo đảm chặt chẽ hay không; và quan trọng hơn hết là các nhân sự có liên quan đến kỳ thi có được bảo đảm về sự liêm chính hay không? Tôi cho rằng một hệ thống dù chặt chẽ đến đâu mà không xây dựng cho được một văn hóa về sự liêm chính thì chắc chắn trước sau gì cũng sẽ có những scandals như hiện nay.
Trách nhiệm để không xảy ra những vụ lùm xùm như thế này theo tôi nằm ở tất cả các bên. Trước hết, Cambridge Assessment không nên trao toàn bộ trách nhiệm cho các đối tác tổ chức kỳ thi là Hội đồng Anh và IDP, mà phải có những đợt kiểm tra và thẩm định định kỳ, để bảo vệ uy tín của bài thi vì đây cũng là bảo vệ uy tín của chính Cambridge Assessment.
Kế đến, IDP và Hội đồng Anh cũng phải thường xuyên rà soát, tự đánh giá các hoạt động của mình để phát hiện những bất thường và điều chỉnh các quy trình, quy định sao cho ngày càng chặt chẽ hơn. Ngoài ra, vai trò của Bộ GD-ĐT và các sở GD-ĐT địa phương là rất lớn trong việc thường xuyên thực hiện hậu kiểm đối với các kỳ thi, đặc biệt là các kỳ thi của nước ngoài, để bảo vệ “người tiêu dùng giáo dục” của Việt Nam.
Và cuối cùng, toàn xã hội, trong đó có báo chí và công luận cũng phải tự bảo vệ mình, bằng cách lên tiếng khi thấy có những bất thường. Tôi nghĩ, vụ việc lần này nếu có phát hiện ra tiêu cực thì công đầu phải kể là sự lên tiếng của dư luận và báo chí. Hy vọng sau đợt này, các bên liên quan đều rút ra bài học kinh nghiệm và điều chỉnh để mọi việc ngày càng tốt lên.
(责任编辑:World Cup)
Mạng xã hội, não bộ suy yếu và làm quen lại với việc đọc sách
Pha sang đường khó hiểu khiến bất cứ tài xế nào cũng phải 'vò đầu bứt tai'
Huyền thoại ô tô Nga Lada Niva 'tái sinh' với phiên bản Camo
Dự án trì trệ, dân 'nín thở' sống chung với nước bẩn, rác thải
Bình Thuận 30 năm tái lập: Đường lớn đã mở cho du lịch vươn xa
Tiêu chí chọn dự án condotel đẳng cấp
Trao giải quốc gia cuộc thi Vô địch thiết kế đồ họa thế giới 2020
100 y bác sĩ cứu bé gái 15 tuổi gia đình xin về để chết
Indonesia buộc Google, Facebook ký thỏa thuận chia sẻ doanh thu với báo chí
Cách chăm sóc sức khỏe cũng góp phần suy kiệt tài nguyên
Đài VTC thử nghiệm phát sóng truyền hình 4K
VNPT đạt 15 giải thưởng tại Stevie Awards Châu Á – Thái Bình Dương 2020