Vietracimex dùng loạt lô đất ở khu đô thị hoang để hút nghìn tỷ trái phiếu_keonha cai 5

时间:2025-01-16 04:34:47 来源:Fabet

Cả 6 lô trái phiếu với ký hiệu HP2_BOND_2020 đều có kỳ hạn 6 năm,ùngloạtlôđấtởkhuđôthịhoangđểhútnghìntỷtráiphiếkeonha cai 5 lãi suất cố định 10%/năm với 4 kỳ tính lãi đầu tiên và được thả nổi các kỳ sau đó. Trong đó có 1 lô trái phiếu trị giá 200 tỷ đồng và 5 lô trái phiếu trị giá 280 tỷ đồng. Trái chủ nhận trái tức 3 tháng/lần.

Để bảo đảm cho lô trái phiếu này, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 2 (Công ty Hồng Phong 2) sử dụng quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng của dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch tại xã Kim Chung và xã Di Trạch, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Khu đô thị đã nằm đắp chiếu cả thập kỷ.

{keywords}
Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch (huyện Hoài Đức, Hà Nội) nằm “đắp chiếu” gần 10 năm nay chôn theo hàng nghìn tỷ của giới đầu cơ.

Đồng thời, công ty này cũng sử dụng quyền tài sản, tài sản hình thành trong tương lai gắn liền với dự án Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1B và toàn bộ cổ phần của các cổ đông sở hữu tại Hồng Phong 2 để đảm bảo cho các lô trái phiếu trên.

Bên cạnh đó, trong trường hợp tổng giá trị tài sản bảo đảm trên thấp hơn giá trị bảo đảm tối thiểu, Công ty Hồng Phong 2 sử dụng thêm các tài sản khác (tiền gửi, bất động sản…) theo quy định của đại lý tài sản bảo đảm.

Trái chủ duy nhất mua trọn 6 lô trái phiếu này là Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank).

Được biết, Công ty Hồng Phong 2 được thành lập vào tháng 3/2017 với vốn điều lệ 900 tỷ đồng. Trong đó, Vietracimex nắm giữ 96%, 4% còn lại được chia đều cho Công ty CP Điện Vietracimex Lào Cai và Công ty CP BOT Vietracimex 8.

Ghi nhận chỉ trong 6 tháng qua, các thành viên của Vietracimex đã liên tiếp hút về hàng nghìn tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu để đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Qua đó thể hiện tham vọng rất lớn của Vietracimex trong lĩnh vực này.

Trước đó, vào đầu năm 2020, một thành viên khác do Vietracimex nắm giữ 96% vốn điều lệ là Công ty CP Năng lượng Hòa Thắng đã phát hành thành công lô trái phiếu có kỳ hạn 14 năm với giá trị 220 tỷ đồng.

Vào cuối năm 2019, Công ty CP Năng lượng Hồng Phong 1 đã huy động thành công 2.500 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu.

Vietracimex do ông Võ Nhật Thăng (sinh năm 1959) làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc và là người đại diện theo pháp luật. Vietracimex từng là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải). Sau khi cổ phần hóa, ông Võ Nhật Thăng đã thâu tóm 93,37% cổ phần doanh nghiệp này và lập ra nhiều công ty con.

Liên quan đến việc cổ phần hoá tại Vietracimex, năm 2016, Thanh tra Chính phủ có Thông báo về việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Tổng công ty cổ phần Thương mại xây dựng trong việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng và trách nhiệm người đại diện phần vốn nhà nước tại các đơn vị được thành lập từ việc cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng.

Với cá nhân ông Võ Nhật Thăng, Thanh tra Chính phủ khẳng định: Với tư cách là người đại diện phần vốn nhà nước tại Công ty mẹ và là Chủ tịch HĐQT Vietracimex, ông Võ Nhật Thăng đã cố ý làm trái quy định pháp luật trong việc tổ chức Đại hội cổ đông bất thường ngày 3/6/2006; chuyển Công ty mẹ trong mô hình mẹ - con từ doanh nghiệp nhà nước trở thành công ty cổ phần mà ông Võ Nhật Thăng có vốn góp chiếm tỷ lệ tới 93,37% vốn điều lệ.

“Đây là sai phạm có tính bước ngoặt, làm cho tiến trình cổ phần hóa Tổng công ty Thương mại và Xây dựng bị đảo ngược, trái với mục đích, yêu cầu cảu đề án thí điểm được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt” - kết luận của Thanh tra Chính phủ nêu rõ.

Siêu đô thị bỗng phình to sau thập kỷ “xanh cỏ”

Hiện nay, Vietracimex sở hữu 15 công ty thành viên, hoạt động trong 4 lĩnh vực chính là bất động sản, sản xuất công nghiệp, năng lượng và thương mại dịch vụ.

Vietracimex đầu tư vào môt loạt dự án năng lượng như: Thủy điện Đạ Dâng – Đa Chomo, tỉnh Lâm Đồng; Thủy điện Mỹ Lý, tỉnh Nghệ An; Thủy điện Nậm Mô 1, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An; Nhà máy điện mặt trời Hồng Phong 1, Hồng Phong 2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận; Nhà máy điện gió Hòa Thắng 1.2, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận…

Liên quan đến các công trình thuỷ điện, Vietracimex cũng có một số lùm xùm tại thủy điện Đạ Dâng - Đạ Chomo (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng; nhà máy thủy điện Bắc Mê (huyện Bắc Mê – Hà Giang), dự án thủy điện Tả Thàng (tỉnh Lào Cai)…

{keywords}
Dự án Hinode City đình đám của Vietracimex nổi lên với hàng loạt sai phạm từ vi phạm trật tự xây dựng đến PCCC.

Doanh nghiệp hiện cũng là chủ đầu tư một loạt dự án bất động sản như: Dự án đình đám Hinode City, 201 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, nơi đăng ký trụ sở của Tổng công ty và các công ty thành viên; dự án KĐT Kim Chung – Di Trạch (Hoài Đức, Hà Nội); Trung tâm văn phòng và khách sạn 5 sao Lạng Sơn; KĐT Bình Khánh Bình Thạnh (TP.HCM); Lô 2 (1.570 căn hộ) khu tái định cư 38,4ha tại KĐT mới Thủ Thiêm (TP.HCM); Tòa nhà văn phòng Vietracimex 926 Bạch Đằng, Hà Nội; dự án Sunrise VNT Phú Quốc; dự án Phạm Hùng (Mỹ Đình, Hà Nội); Hanoi Golf Club (Sóc Sơn, Hà Nội) …

Liên quan đến dự án Khu đô thị Kim Chung – Di Trạch mà Công ty Hồng Phong 2 sử dụng quyền tài sản và tài sản hình thành trong tương lai của một số lô đất thấp tầng để đảm bảo cho lô trái phiếu, sau gần 10 năm “đắp chiếu” thời gian qua dự án đã được điều chỉnh mở rộng diện tích quy hoạch từ 138,1ha lên 146,7ha.

Đây là khu đô thị từng được kỳ vọng sẽ là một khu đô thị hoành tráng phía Tây Hà Nội, dựa trên ý tưởng tạo dựng một “trái tim đô thị” chất lượng cao, tiện nghi, thân thiện với môi trường, một trung tâm thương mại, biệt thự liền kề, nhà hát, căn hộ cho thuê, bệnh viện, trường học… đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

Vào thời hoàng kim, giá đất nền tại Khu đô thị Kim Chung - Di Trạch có thời điểm lên tới 50 - 70 triệu đồng/m2, gấp 3 - 4 lần giá gốc. Thế nhưng gần 10 năm qua đến khi được điều chỉnh mở rộng dự án chỉ hoàn thành có 7-8 dãy nhà liền kề, biệt thự được xây thô, còn đa số diện tích đất vẫn đang bỏ hoang, cỏ mọc um tùm, chôn theo hàng nghìn tỷ của giới đầu cơ.

Cũng liên quan đến dự án bất động sản của Vietracimex, thời gian qua, dự án Hinode City, 201 Minh Khai cũng nổi lên với hàng loạt sai phạm từ vi phạm trật tự xây dựng đến PCCC.

Dự án có nguồn gốc đất trước khi chuyển đổi mục đích do Vietracimex thuê làm trụ sở làm việc và nhà xưởng. Đến năm 2011 UBND thành phố Hà Nội cho phép chuyển đổi để thực hiện dự án. Được quảng cáo là dự án sở hữu vị trí hiếm có tại trung tâm quận Hai Bà Trưng với phong cách Nhật Bản khác biệt hướng tới sự thịnh vượng, đẳng cấp đích thực cho dự án và cuộc sống hạnh phúc vững bền cho cư dân. Tuy nhiên dù đang trong quá trình xin điều chỉnh phương án kiến trúc và khắc phục vi phạm xây dựng sai phép chưa được nghiệm thu hoàn thành, chưa được chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy… chủ đầu tư vẫn cho cư dân về ở trái phép bất chấp an toàn và quy định pháp luật.

Như VietNamNet thông tin, mới đây, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH (Bộ Công an) đã xử phạt Vietracimex 103 triệu đồng đối với 2 hành vi vi phạm. Cụ thể, chủ đầu tư dự án Hinode City đã thi công, lắp đặt không đúng thiết kế về PCCC đã được cơ quan chức năng thẩm duyệt và đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa tổ chức nghiệm thu về PCCC.

Chỉ 2 ngày sau quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Bộ Công an, UBND quận Hai Bà Trưng có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính 75 triệu đồng đối với Vietracimex do đã có hành vi bàn giao, đưa hạng mục công trình, công trình xây dựng vào sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan chức năng.
Trước đó vào tháng 9/2019, chủ đầu tư công trình số 201 Minh Khai đã bị xử phạt 40 triệu đồng do “Tổ chức thi công xây dựng sai Giấy phép xây dựng (GPXD) được cấp”.

Bình Dương

Doanh nghiệp của ông Võ Nhật Thăng bị Bộ Công an xử phạt vi phạm PCCC

Doanh nghiệp của ông Võ Nhật Thăng bị Bộ Công an xử phạt vi phạm PCCC

Tại dự án Hinode City (Hai Bà Trưng, Hà Nội), Tổng Công ty CP Thương mại Xây dựng (Vietracimex) đại diện pháp luật là ông Võ Nhật Thăng đã thi công, lắp đặt không đúng kế về PCCC; đưa nhà, công trình vào hoạt động khi chưa nghiệm thu PCCC.

推荐内容