您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

Huyền tích ngôi cổ tự bên gốc củ chi ở Long An_ngoại hang anh hôm nay

Nhà cái uy tín622人已围观

简介Huyền tích cổ tựNhững ngày cuối năm, ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉ ...

Huyền tích cổ tự

Những ngày cuối năm,ềntíchngôicổtựbêngốccủchiởngoại hang anh hôm nay ông Phạm Văn Phước (70 tuổi, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) tất bật với công việc lau dọn ngôi cổ tự mang tên Phước Định. Sau nhiều tháng đóng cửa tránh dịch, ông hi vọng ngôi chùa nhỏ có thể đón bà con trong ấp đến lễ Phật.

Ông không nhớ nổi tuổi đời của ngôi chùa nhỏ. Khi được gia đình giao nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ chùa, ông chỉ được kể lại rằng, chùa có từ đời ông sơ của mình. Trước khi có chùa, khu vực này là cánh rừng hoang vu, không dấu chân người.

Sau đó, một người đàn ông từ miệt Lộc Giang (huyện Đức Hòa) đến chặt tre, hái lá dựng ngôi chùa nhỏ để tu tập. Không hiểu vì sao sau đó người này sang lại chùa cho dòng họ của ông Phước.

{keywords}
Chùa Phước Định lẩn khuất sau những tán cây xanh mát tạo cảm giác thanh bình, thư thái.

Chùa Phước Định không khang trang, bề thế như nhiều cổ tự khác trong vùng. Tuy nhiên, chùa được nhiều người biết đến bởi có những câu chuyện, giai thoại ly kỳ.

Đến nay, những giai thoại về ngôi cổ tự vẫn được người dân trong vùng nắm giữ như một nét văn hóa, chuyện kể dân gian của địa phương. Một trong những giai thoại nổi tiếng nhất là việc chùa có đôi hổ đến nằm ở sân nghe kinh Phật.

Ông Phước cho biết: “Xưa kia, khu vực chùa Phước Định có nhiều hùm, beo sinh sống bởi ở đây có bàu nước quanh năm xanh mát. Bàu nước này thu hút các loài đến uống nước, tắm táp nên cọp beo thường xuyên xuất hiện để săn mồi”.

“Lúc đó, cọp beo ở đây nhiều đến nỗi, dẫu biết bàu nước trong mát, có nhiều cá tôm, người dân cũng không dám đến đánh bắt, lấy nước. Cách xa hàng chục cây số, vào những đêm thanh vắng, người dân vẫn nghe rõ tiếng gầm vang trời của những con cọp lớn”, ông kể thêm.

{keywords}
Suốt thời gian qua, ông Phước buộc phải đóng cửa chùa để tránh dịch.

Tuy vậy, từ khi ngôi chùa Phước Định được cất lên, dân trong vùng chưa một lần nghe chùa bị cọp beo quấy phá. Thậm chí, chúng còn vào chùa nghe kinh. Câu chuyện ly kỳ ấy được những người trong dòng họ ông Phước truyền tai nhau cho đến bây giờ.

Theo ông Phước, đó là đôi vợ chồng cọp có thân hình to lớn dị thường. Chúng thường lảng vảng trong khuôn viên ngôi chùa nhỏ. Tuy vậy, chúng chưa một lần hù dọa, hay có ý quấy phá người trong chùa. 

“Chuyện này lưu truyền từ thời ông sơ của tôi. Hai con cọp ấy rất lớn nhưng không làm hại ai. Mỗi ngày, khi người trong chùa tụng kinh, chúng dẫn nhau vào sân nằm lắng nghe. Sau đó, chúng không vào rừng nữa mà ra góc sân chùa, chui vào bọng gốc cây củ chi ở luôn”, ông Phước nói.

{keywords}
Ông Phước mở cửa chùa để vệ sinh, quét dọn đón năm mới.

Nửa đêm cõng người đi đỡ đẻ

Kể xong câu chuyện, ông Phước dẫn chúng tôi ra gốc cây củ chi đại thụ vẫn đang vươn cao, tỏa bóng mát khắp một khoảng sân chùa. Chỉ vào những u, sần trên gốc cây, ông Phước nói đây là dấu móng cọp cào vào thân cây lúc chúng đùa giỡn.

“Ông nội tôi kể rằng, trên thân cây có một dấu in rõ hình 5 móng cọp cắm sâu vào. Vết cào này cao hơn đầu người. Theo thời gian, vết tích này lớn lên, lồi ra thành u sần to tướng trên thân cây. Nhìn vị trí và dấu móng thì cũng có thể tưởng tượng con cọp to thế nào rồi”, ông Phước tâm sự.

Nhiều năm sau đó, đôi cọp to lớn này vẫn sống trong phần rỗng của gốc cây củ chi đại thụ phía trước ngôi chùa nhỏ. Hiện nay, những dấu vết trên thân, gốc cây được cho là vết móng cọp cào, xé tạo thành vẫn còn in rõ.

{keywords}
Phía trước sân chùa có cây củ chi đại thụ. Tương truyền, nơi đây là chốn trú ngụ của đôi hổ to lớn khác thường.

Ngoài chuyện ly kỳ nói trên, dân trong vùng còn truyền tai nhau giai thoại có phần huyễn hoặc hơn về đôi cọp lớn sống ở chùa Phước Định. Đó là chuyện con cọp đực nửa đêm đi cõng người đến đỡ đẻ cho cọp cái đang chuẩn bị sinh.

Ông Phước khẳng định, câu chuyện này được lưu truyền trong dòng họ của mình bên cạnh những giai thoại về nguồn gốc của ngôi chùa Phước Định. Theo ông Phước, khi có ngôi chùa, ông sơ của ông đã dựng nhà sinh sống ở cạnh bên.

Sau đó, có một bà mụ không nơi nương tựa đến xin ông tá túc. Thương bà cụ neo đơn trong khi đất, vườn nhà rộng lớn lại neo người, ông cất cái chòi lá cho bà này ở tạm.

{keywords}
Cặp hổ lớn được cho là sinh sống bên trong phần mục rỗng của gốc củ chi khổng lồ.

Một đêm tối trời, bà mụ nghe thấy tiếng hai con cọp sống trong gốc cây củ chi gầm thét. Tiếng gầm của hai con hổ lúc này nghe đau đớn, não nùng khác thường. Không ai dám mở cửa nhìn về phía gốc củ chi ngoại trừ bà mụ đã có tuổi.

Bỗng nhiên, bà thấy con cọp đực to lớn rời khỏi gốc cây. Nó lao nhanh về phía căn chòi lá của bà. Chưa kịp định thần, bà đã bị con cọp cắp ngang người, lôi vào phần mục rỗng của gốc cây. Tại đây, bà thấy con hổ cái đang trở dạ, chuẩn bị sinh.

Thấy vậy, bà xắn tay, đỡ đẻ cho nó rồi lặng lẽ trở về căn chòi lá. Vài hôm sau, không ai nghe thấy tiếng cọp gầm cũng không thấy đôi cọp đến chùa nghe kinh nữa. Chúng không còn xuất hiện ở khuôn viên chùa Phước Định.

{keywords}
Ông Phước chỉ những vết hằn trên thân cây củ chi được cho là do hai con cọp gây ra trong lúc chúng đùa giỡn với nhau.

Ông Phước chia sẻ: “Không ai biết chuyện này là thực hay là hư nhưng nó vẫn được truyền miệng từ đời ông sơ của tôi đến bây giờ. Trước kia, dưới gốc củ chi vẫn còn vết tích của cái hang 2 con cọp lớn trú ngụ".

"Sau nhiều năm, trải qua chiến tranh, cái hang đã bị vùi lấp. Tuy vậy, những câu chuyện về đôi cọp lớn vẫn được lưu truyền”, ông nói thêm.

Ông Nguyễn Công Độc, Trưởng ấp An Định, xã An Ninh Đông, huyện Đức Hòa cho biết, trước đây, chùa Phước Định được gọi là chùa Bàu Đưng. Chùa có trụ trì và nằm trong danh sách các chùa thuộc Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Sau khi vị trụ trì của chùa qua đời, Giáo hội Phật giáo huyện Đức Hòa nhiều lần đề xuất, phái trụ trì khác đến chăm lo, quản lý chùa nhưng ông Phước chưa đồng ý. Từ đó đến nay, chùa chưa có trụ trì và vẫn do ông Phước quản lý.

"Các chuyện kể, giai thoại về ngôi chùa này vẫn được người có tuổi trong ấp kể lại. Ngoài ra, thời chiến tranh, bộ đội, du kích cũng đến chùa đồn trú. Bởi, khu vực này ngày xưa có nhiều rừng và diễn ra nhiều trận đánh rất ác liệt".

Chùa Phước Định từng là nơi trú ẩn, nuôi giấu bộ đội

Ông Phạm Văn Phước, quản tự chùa Phước Định cho biết: “Thời chiến tranh, khu vực chùa có nhiều cây cổ thụ, xung quanh là rừng rậm. Năm 1972, quân đội từ miền Bắc di chuyển vào đã đến khu vực này đóng quân.

Tại đây, bộ đội ta đào hào, hầm quanh các gốc cây sao, cây dầu và hai gốc củ chi đại thụ để đánh nhau với địch. Những năm 1972, 1974, tại đây diễn ra nhiều trận đánh lớn, chùa nhỏ chẳng khác gì nhà thương.

Thay vì nhang khói, kinh kệ, chùa chất đầy thuốc men, bông băng… Phật tử trong chùa trở thành các y, bác sĩ bất đắc dĩ. Ai cũng tham gia vào việc chăm sóc, cứu thương, tiếp tế bộ đội”.

Bài, ảnh:  Nguyễn Sơn

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh

Ngôi chùa có đàn vạc đến ở nhờ hơn 2 thập kỷ, có con thích nghe kinh

Tại Kiên Giang có một ngôi chùa cưu mang hàng trăm con vạc suốt hơn 20 năm qua. Đặc biệt, mỗi tối khi nhà chùa tụng kinh thì có con vạc vào đậu trên chánh điện để nghe kinh.

Tags:

相关文章



友情链接