Theđiệngiúpthếgiớigiảmtriệuthùngdầumỗingàyvàonălich ngoai hang anho đó, IEA dự báo mức tiêu thụ dầu thế giới sẽ đạt đỉnh điểm vào cuối thập kỷ, với mức 103 triệu thùng/ngày so với dự báo trước đó vào năm 2017 là mức tiêu thụ dầu sẽ đạt đỉnh 105 triệu thùng/ngày vào năm 2040.
Theo các chuyên gia, doanh số bán xe điện ngày càng tăng trong những năm gần đây, cùng chính sách trợ cấp của chính phủ và công nghệ cải tiến hỗ trợ người dùng vượt qua mức giá cao của ô tô chạy pin, là những yếu tố khiến các nhà dự báo đẩy nhanh dự đoán về thời điểm mức sử dụng dầu toàn cầu đạt đỉnh.
“Các nước đã hỗ trợ chính sách cho việc chuyển đổi sang điện khí hóa, làm giảm đáng kể nhu cầu dầu từ lĩnh vực vận tải, vốn là động lực chính cho tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu”, Apostolos Petropoulos, chuyên gia xây dựng mô hình năng lượng tại IEA cho biết.
Theo IEA, vận tải chiếm khoảng 60% nhu cầu dầu thế giới, trong đó riêng Mỹ chiếm khoảng 10%. Tỷ trọng đó sẽ giảm vì IEA dự đoán xe điện sẽ làm giảm khoảng 5 triệu thùng dầu mỗi ngày trong nhu cầu dầu thế giới vào năm 2030.
Cũng theo tổ chức này, doanh số xe điện toàn cầu hiện chiếm khoảng 13% tổng doanh số bán xe và có khả năng tăng lên khoảng 40 - 45% vào cuối thập kỷ. Đó là nhờ sự kết hợp giữa các tiêu chuẩn hiệu quả ngày càng nghiêm ngặt và các khoản trợ cấp do nhiều chính phủ trên thế giới đưa ra kể từ Thỏa thuận Paris năm 2015 nhằm duy trì sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C (2,7 độ F) so với nhiệt độ thời tiền công nghiệp.
Tại Mỹ, các biện pháp trợ cấp mới nhất bao gồm khoản tín dụng thuế trị giá 7.500 USD của Đạo luật Giảm lạm phát khi mua xe điện mới, được thông qua vào năm ngoái nhằm giúp bù đắp mức giá niêm yết cao cho người tiêu dùng.
Mặc dù những con số dự báo lạc quan, IEA cho biết doanh số bán xe điện sẽ cần phải cao hơn nữa - khoảng 70% thị trường vào năm 2030 - để duy trì mục tiêu của Thỏa thuận Paris về hạn chế sự nóng lên của Trái Đất.
Mỹ lập kỷ lục về tiết kiệm nhiên liệu
Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) tại Mỹ cho biết, xe điện và xe hybrid đã cải thiện mức tiết kiệm nhiên liệu trung bình thêm 1,2 mpg (tính đến hết năm 2022), đánh dấu “mức tiến bộ lịch sử mà ngành này đạt được trong việc giảm ô nhiễm khí hậu”.
Trước đó, EPA nói rằng sản xuất xe điện, xe hybrid và pin nhiên liệu đã tăng thêm 7% vào năm 2022 và đạt khoảng 12% trong năm 2023, phạm vi di chuyển của phương tiện cũng tăng gấp bốn lần so với năm 2011, lên 305 dặm.
EPA vào tháng 4 đã đề xuất cắt giảm sâu rộng lượng khí thải với các phương tiện mới cho đến năm 2032, gồm giảm 56% lượng khí thải trung bình dự kiến với 67% phương tiện mới vào năm 2032 là chạy điện.
Bùng nổ xe điện tại Trung Quốc
Theo các chuyên gia trong ngành, tỷ lệ áp dụng xe điện trong tương lai sẽ phụ thuộc nhiều vào giá xe điện và sự sẵn có của các trạm sạc. Trung Quốc có lợi thế về cả hai mặt này.
Công ty nghiên cứu JATO Dynamics của Anh cho biết, một chiếc xe điện trung bình ở Trung Quốc có giá 31.165 euro (33.964 USD) vào giữa năm 2023, rẻ hơn 8% so với chiếc xe chạy bằng xăng rẻ nhất tại cùng thị trường. Đó là nhờ các khoản trợ cấp lớn của chính phủ và nguồn đất hiếm dồi dào, vốn rất quan trọng trong sản xuất xe điện.
Xe điện chiếm khoảng 1/4 thị trường ở Trung Quốc và quốc gia này dự kiến sẽ dẫn đầu tăng trưởng toàn cầu trong lĩnh vực này.
Trong khi đó, tại Mỹ, giá trung bình cho một chiếc xe điện là hơn 53.000 USD, cao hơn khoảng 5.000 USD so với một chiếc ô tô chạy bằng xăng.
Mỹ cũng tụt lại so với Trung Quốc về tổng số trạm sạc công cộng. Hiện nước này có khoảng 52.000 trạm sạc công cộng, châu Âu khoảng 400.000 và Trung Quốc khoảng 1,2 triệu.
Mặc dù vậy, theo IEA, 50% số lượng xe đăng ký mới tại nền kinh tế lớn nhất thế giới, sẽ là xe điện, vào năm 2030, do khách hàng bị thu hút bởi công nghệ cải tiến, giá giảm và không phụ thuộc vào biến động giá xăng.
“Những thay đổi về chính trị có thể làm chậm quá trình chuyển đổi, nhưng dù gì thì đây là xu thế tất yếu sẽ diễn ra”, Petropoulos của IEA nhận định.