Con chồng trước chồng sau, chia nhà thế nào cho công bằng?_heidenheim vs
时间:2025-01-26 07:46:28 出处:Cúp C2阅读(143)
- Bác tôi có một ngôi nhà,ồngtrướcchồngsauchianhàthếnàochocôngbằheidenheim vs sổ đỏ mang tên bác tôi. Bác tôi có một đời chồng trước sinh được hai con trai, hai con gái. Đời chồng sau sinh được một con gái. Cả hai người chồng đã mất không để lại di chúc. Bây giờ bác tôi bán nhà để chia thừa kế. Bác tôi dự định khoản tiền bán nhà sẽ chia làm hai phần bằng nhau. Bác tôi sở hữu 1 phần. Phần còn lại chia đều cho 5 người con. Xin hỏi:
- Việc chia thừa kế như thế có đúng luật không?
- Thủ tục để chia thừa kế như trên là như thế nào cho đúng luật?
Bác tôi phải chia nhà ra sao cho hợp lí? (Ảnh minh họa) |
Mặc dù ngôi nhà mang tên bác bạn, nhưng nếu ngôi nhà có được sau khi kết hôn thì theo Luật Hôn nhân gia đình được xác định là tài sản chung vợ chồng, nếu không có căn cứ chứng minh đó là tài sản riêng. Bạn không cung cấp rõ thông tin ngôi nhà trên là tài sản chung của bác bạn với người chồng thứ nhất, hay người chồng thứ hai hay là tài sản riêng của bác bạn nên chúng tôi chia ra các trường hợp sau:
Trường hợp thứ nhất,ngôi nhà trên là tài sản riêng của bác bạn.
Nếu đây là tài sản riêng thì bác bạn có quyền quyết định trong việc chuyển nhượng, mua bán, tặng cho và chia số tiền bán căn nhà trên theo điều 44 Luật Hôn nhân gia đình 2014.
Trường hợp thứ hai,ngôi nhà trên thuộc sở hữu chung của bác bạn và người chồng thứ nhất.
Khi người chồng thứ nhất mất không để lại di chúc thì di sản được chia theo pháp luật. Di sản thừa kế trong trường hợp này là giá trị một nửa căn nhà. Những người được hưởng thừa kế là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm bác bạn và bốn người con của bác bạn với người chồng thứ nhất. Mỗi người sẽ được phần di sản bằng nhau theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
½ giá trị căn nhà thuộc sở hữu của bác bạn. ½ căn nhà là di sản thừa kế được chia đều cho bác bạn và những người con.
Về thủ tục để chia thừa kế, bác bạn và những người thừa kế tiến hành khai nhận thừa kế, sau đó lập biên bản thỏa thuận phân chia di sản tại tổ chức công chứng nơi có bất động sản. Bộ hồ sơ yêu cầu công chứng gồm:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
+ Giấy chứng tử của bố bạn;
+ Giấy tờ tùy thân của các thừa kế;
+ Những giấy tờ khác (như: giấy khai sinh của anh/chị/em bạn; giấy chứng tử của ông bà nội; giấy đăng ký kết hôn của bố mẹ bạn …).
- Thủ tục:
Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản; trong trường hợp không có nơi thường trú, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại Uỷ ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Trường hợp thứ ba,ngôi nhà trên thuộc sở hữu của bác bạn và người chồng thứ hai. Khi người chồng thứ hai mất, di sản thừa kế trong trường hợp này là một nửa giá trị căn nhà. Những người hưởng thừa kế trong trường hợp này là bác bạn và con gái chung giữa bác bạn và người chồng thứ hai. Mỗi người sẽ có quyền hưởng phần thừa kế bằng nhau theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005 trên. Nên ở trường hợp này, này bác bạn có quyền hưởng một nửa giá trị căn nhà (do chia tài sản chung vợ chồng) cộng một phần hai giá trị nửa căn nhà được hưởng do thừa kế.
Bác bạn có thể tham khảo các trường hợp trên để xác định việc chia thừa kế đúng quy định pháp luật.
Tư vấn bởi Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
猜你喜欢
- Cận cảnh đoàn xe bọc thép Nga bị đặc nhiệm Ukraine bắn phá, chặn đường tiến công
- Miu Lê và Lãnh Thanh đóng cảnh nóng trong phim Chiếm đoạt
- MobiFone được vinh danh Top 50 thương hiệu Việt Nam xuất sắc nhất năm 2020
- Trao hơn 30 triệu đến cô gái 22 năm sống như trẻ sơ sinh
- Nhật Bản sắp ra mắt ngôi trường thực tế ảo đầu tiên
- Siêu du thuyền 76 triệu đô của tỷ phú Nga bị bán đấu giá
- Mẹo chống nhăn cho từng loại vải quần áo
- Tuyển Việt Nam quyết đánh bại Lào trận mở màn AFF Cup 2018
- Con rể giết mẹ vợ ở Lào Cai do vợ bỏ đi Trung Quốc không về