Hiện nay,ĐạigiaTQthíchkhênhtiềnranướcngoàltd bd anh ngày càng nhiều người Trung Quốc bỏ tiền đầu tư ở nước ngoài để có quyền cư trú vĩnh viễn. Họ coi nhập cư vào những nước phát triển là con đường dẫn tới tương lai tốt đẹp hơn.Zhou Qun, chuyển sang Đức cách đây 8 năm nhưng cô có nhiều lý do để tách mình với những người nhập cư Trung Quốc truyền thống khác. Đầu tiên, người phụ nữ 28 tuổi này không hề phải lao động nặng nhọc tại một cửa hiệu bán đồ ăn nước ngoài. Zhou làm chủ một công ty mà mỗi năm kiếm được hàng triệu USD bằng cách bán quần áo thời trang cho chuỗi cửa hàng ở Đức.
Thứ hai, dù đã được quyền cư trú vĩnh viễn tại Đức, Zhou nói có vẫn muốn dành nhiều thời gian ở Trung Quốc. "Cuộc sống ở đây khá dễ chịu do hệ thống phúc lợi của Đức tốt hơn, nhưng phần lớn gia đình và bạn bè tôi vẫn ở Trung Quốc", Zhou cho biết và nói thêm cô vẫn thường xuyên qua lại hai nước.
Giống Zhou, nhiều người giàu Trung Quốc hiện coi nhập cư là một cách để đi tới tương lai tốt đẹp hơn mà không phải từ biệt quê hương.
Nhà giàu khênh tiền khỏi đất nướcTrung Quốc thường cung cấp cho thế giới những lao động chăm chỉ, cơ cực song các nhà xã hội học nhận xét, xu hướng này đang thay đổi, ngày càng có nhiều người Trung Quốc giàu có, học thức cao "mua vé để lên đường".
Số liệu thống kê của Cục an ninh nội địa Mỹ cho biết, Mỹ đã phê chuẩn đơn của 1.971 người nhập cư đầu tư từ Trung Quốc đại lục kể từ 2009, cao hơn tổng số người nước ngoài nhập cư vào Mỹ là 1.360 hồi một năm trước đó.
Để có được thị thực EB-5 của Mỹ dành cho người nhập cư là các nhà đầu tư, cư dân nước ngoài phải có tối thiểu 500.000 USD. Nhiều năm trước đây, số tiền này đã làm thoái chí nhiều người Trung Quốc.
Tuy nhiên, kể từ 2003, kinh tế trong nước bùng nổ khiến nhiều doanh nhân trở nên giàu có và việc đầu tư để được nhập cư trở nên dễ dàng hơn, Qi Lixin, Chủ tịch Hội nhập và xuất cư Bắc Kinh cho biết.
Tại thành phố Wenzhou, cảng nhập khẩu hoạt động nhộn nhịp tại tỉnh Chiết Giang, đông Trung Quốc, các doanh nhân đang kéo nhau sang nước ngoài để mở rộng thị trường, Chen Yongcong, người đứng đầu cơ quan các vấn đề người Trung Quốc ở nước ngoài cho hay. "Nhiều người đã có được thẻ cư trú vĩnh viễn tại các nước để hưởng các ưu đãi cho hoạt động kinh doanh của mình", Chen cho hay.
Ngoài các doanh nhân, một số công dân Trung Quốc giàu có cũng di cư tới các nước phát triển vì môi trường ở đó sạch hơn, thực phẩm an toàn hơn, các dịch vụ y tế được miễn phí.
Qi Yi (không phải tên thật), hiện điều hành một công ty tư vấn bất động sản, cho biết, đã nhập cư Canada vì con gái Qi sẽ được dạy dỗ trong một nền giáo dục tốt hơn.
"Việc học hành dựa trên thi cử ở Trung Quốc quá nặng. Điều đó không tốt cho sự phát triển của một đứa trẻ. Tôi hy vọng, con gái tôi sẽ có tầm nhìn rộng lớn hơn, các giá trị cởi mở hơn và một thời niên thiếu tuyệt vời hơn".
Đích đến mù mờDù tích cực theo đuổi công cuộc trở thành cư dân nước ngoài, hầu hết các nhà đầu tư nhập cư vẫn không từ bỏ cội rễ của mình ở Trung Quốc.
"Phần đông khách hàng của chúng tôi là những doanh nhân trung niên, họ thường ngần ngại trong việc từ bỏ sự nghiệp gây dựng ở Trung Quốc", một nhân viên tư vấn tại công ty về nhập cư tại Quảng Châu cho hay. "Do tuổi tác, họ cảm thấy khó quen với xã hội nước ngoài".
Nhân viên tư vấn này mô tả những người nhập cư như vậy là "nhưng con chim di trú" vì họ đi đi lại lại giữa Trung Quốc và nước họ nhập cư. "Do Trung Quốc vẫn giữ được nhịp phát triển nên nước này vẫn không mất đi sức hút với những người đã rời khỏi quê hương", Yu Jianrong, nhà xã hội học tại Viện khoa học xã hội Trung Quốc nói.
Zhou Qun là một ví dụ. Cô đang cân nhắc chuyển một phần doanh nghiệp của mình trở lại quê hương khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm giảm nhu cầu ở địa phương và cạnh tranh ở Đức trở nên khốc liệt hơn. "Tập trung của chúng tôi sẽ hướng về Trung Quốc".
Tuy nhiên, với Chen Yongcong, người giữ nhiệm vụ liên lạc với người nhập cư Trung Quốc khắp toàn cầu, thì mối quan tâm chính lại là sự lựa chọn của con những người Trung Quốc xa tổ quốc.
Dù dân nhập cư lớn tuổi ở Trung Quốc có xu hướng trở lại quê hương thì con cái họ lại có lựa chọn khác. "Thế hệ nhập cư thứ hai bị các nước lùng tìm vì chúng là người thừa kế khối tài sản khổng lồ", Chen cho hay.
Hoài Linh(Theo ChinaDaily)
(责任编辑:Cúp C2)