'Gã khổng lồ' chuyển tiền bị tấn công mạng “Gã khổng lồ” chuyển tiền lớn thứ hai thế giới MoneyGram xác nhận bị tấn công mạng sau khi sự cố bị gián đoạn và khách hàng phàn nàn về dịch vụ từ ngày 20/9. Dù nhiều người nghi ngờ công ty bị hack,ãkhổnglồchuyểntiềnbịtấncôngmạngElonMuskkhuấtphụctrướcoi keo banh đến sáng ngày 23/9, MoneyGram mới lên tiếng. Trong thông báo, dịch vụ chuyển tiền lớn thứ hai thế giới cho biết “đã phát hiện sự cố an ninh mạng ảnh hưởng đến một phần hệ thống”. MoneyGram đã ngay lập tức điều tra và thực hiện các biện pháp phòng vệ, bao gồm chủ động đưa hệ thống về chế độ ngoại tuyến, dẫn đến kết nối mạng bị ảnh hưởng. Công ty đang phối hợp với các chuyên gia bảo mật bên ngoài và nhà chức trách. Ngày 24/9, MoneyGram thông báo đã khôi phục thành công một số hệ thống giao dịch quan trọng và vẫn đang làm việc gấp rút để đưa mọi thứ về lại bình thường. Đồng thời, công ty cũng gửi lời xin lỗi đến khách hàng. Theo Bleeping Computer, sự cố kéo dài và mất kết nối đến hệ thống là dấu hiệu của một cuộc tấn công mã độc tống tiền. Xét tới nền tảng khách hàng khổng lồ của MoneyGram, một vụ rò rỉ dữ liệu tiềm tàng sẽ tác động sâu rộng đến nhiều người. Thế giới có thể rơi vào cuộc khủng hoảng chip mới Sự bùng nổ các chất bán dẫn và smartphone, laptop AI có thể dẫn đến cuộc khủng hoảng chip mới, theo báo cáo của hãng tư vấn Bain & Co. Hãng tư vấn Bain dự đoán nhu cầu GPU và thiết bị điện tử tiêu dùng AI có thể gây áp lực lên chuỗi cung ứng và là nguyên nhân của tình trạng khan hiếm chip tiếp theo. Bain lưu ý chuỗi cung ứng chip cực kỳ phức tạp. Nhu cầu nếu tăng khoảng 20% hoặc hơn có khả năng cao làm đảo lộn trạng thái cân bằng. Nhiều công ty tham gia vào chuỗi cung ứng bán dẫn: Nvidia thiết kế GPU rồi giao cho TSMC sản xuất. TSMC mua máy móc sản xuất chip từ các quốc gia khác như Hà Lan. Hiện tại, chỉ TSMC và Samsung có năng lực sản xuất chip tiên tiến quy mô lớn. Địa chính trị cũng có thể là một yếu tố dẫn đến thiếu hụt chip. Chính phủ khắp thế giới xem chất bán dẫn như công nghệ chiến lược. Elon Musk khuất phục trước Brazil Mạng xã hội X của Elon Musk đồng ý bổ nhiệm một đại diện pháp lý tại Brazil, đóng tiền phạt và gỡ bỏ các tài khoản theo lệnh của tòa án. Mạng xã hội X đã tuân thủ một trong những yêu cầu quan trọng của tòa án tối cao Brazil, khi bổ nhiệm một đại diện pháp lý trong nước. Hãng cũng đóng số tiền phạt khổng lồ và gỡ bỏ các tài khoản mà tòa án ra lệnh xử lý, do đe dọa nền dân chủ, theo New York Times. Tuy nhiên, cuộc chiến dường như chưa ngã ngũ. Tòa án tối cao cho biết, X vẫn chưa nộp tài liệu phù hợp cho thấy đã bổ nhiệm Rachel de Oliveira Conceicao làm đại diện pháp lý. X được cho 5 ngày để trình tài liệu hợp pháp. Từ tháng 4, Elon Musk liên tục đối đầu với thẩm phán tòa án tối cao Alexandre de Moraes, sau khi ông ra lệnh X gỡ bỏ hơn 100 tài khoản. Theo luật pháp Brazil, doanh nghiệp nếu muốn hoạt động ở đây cần phải có người đại diện. Vì vậy, thẩm phán de Moraes đã ra lệnh cho các nhà cung cấp dịch vụ Internet và di động chặn truy cập X. Musk dùng X để công kích Moraes. Tuần trước, X xuất hiện trở lại tại Brazil sau một bản cập nhật phần mềm mà nền tảng cho là đã vô tình khôi phục dịch vụ tạm thời đối với người dùng Brazil. Tuy nhiên, thẩm phán Moraes gọi đây là hành vi phạm pháp luật và phạt 5 triệu reals (680.000 bảng Anh) với X, chưa kể 18,3 triệu reals (2,5 triệu bảng Anh) tiền phạt trước đó. Musk phản đối các lệnh gỡ bỏ bài viết và tài khoản tại Brazil và Australia, song lại không gay gắt như vậy tại các nước như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, theo The Guardian. Thị trường 200 triệu dân Brazil là điểm đến hấp dẫn với các mạng xã hội như X. Hàng loạt lãnh đạo cấp cao OpenAI nghỉ việc Công ty đứng sau ChatGPT và DALL-E, OpenAI thông báo tái cơ cấu, chuyển từ mô hình phi lợi nhuận sang hoạt động thu lợi nhuận, phần lớn quyền điều hành rơi vào tay Sam Altman. Truyền thông quốc tế cho hay, việc điều chỉnh cơ cấu nhằm thu hút thêm các nhà đầu tư. Nhánh hoạt động phi lợi nhuận vẫn tồn tại, song chỉ chiếm một phần nhỏ cổ phần thay vì có tiếng nói quyết định như hiện nay. Việc chuyển đổi này nhằm giúp OpenAI dễ dàng huy động vốn, đặc biệt là trong bối cảnh công ty đang lên kế hoạch huy động 6,5 tỷ USD với mức định giá dự kiến lên tới 150 tỷ USD. Cùng với đợt tái cơ cấu này, nhà sáng lập Sam Altman lần đầu tiên sẽ được nhận cổ phần từ OpenAI. Trước đây, Altman đã từ chối việc sở hữu cổ phần để bảo đảm tính minh bạch và tránh mọi xung đột lợi ích trong việc điều hành công ty. Trước đó, ngày 25/9, giám đốc công nghệ OpenAI Mira Murati thông báo từ chức. Cùng ngày, CEO Sam Altman cho biết, giám đốc nghiên cứu Bob McGrew và phó chủ tịch phụ trách nghiên cứu Barret Zoph cũng nghỉ việc. Sự ra đi của Murati được xem là mất mát lớn đối với OpenAI khi cô là một trong những người có công lớn trong việc biến các ý tưởng AI của công ty thành hiện thực. Không chỉ Murati, OpenAI cũng chứng kiến một loạt các thay đổi quan trọng trong đội ngũ lãnh đạo của mình. Ilya Sutskever, đồng sáng lập và cựu CSO cũng đã rời OpenAI vào tháng 05/2024 để thành lập tổ chức mới có tên Safe Superintelligence. Trước đó, vào tháng 08/2024, đồng sáng lập OpenAI Greg Brockman cũng đã thông báo sẽ nghỉ phép đến hết năm 2024. Những thay đổi lớn này tại OpenAI đã khiến cộng đồng lo ngại về tính ổn định của đội ngũ lãnh đạo trong tương lai.