Nổi rần vụ thẻ tín dụng phát sinh nợ 8,ổirầnvụthẻtíndụngphátsinhnợtỷđồngcổphiếlịch thi đấu ngoại hang anh8 tỷ đồng, cổ phiếu Eximbank ra sao?
Mai Chi(Dân trí) - EIB là một trong số ít mã ngân hàng sáng nay không bị mất giá trong bối cảnh thị trường điều chỉnh. Eximbank là cái tên đang xôn xao với vụ khách vay thẻ tín dụng 8,5 triệu thành nợ hơn 8,8 tỷ đồng.
Thị trường giằng co, xu hướng bán lan rộng trước thời điểm 11h khiến chỉ số chính tiếp tục điều chỉnh trong phiên sáng nay (15/3). VN-Index giảm 6,58 điểm tương ứng 0,52% còn 1.257,68 điểm. HNX-Index giảm 0,23 điểm tương ứng 0,1% và UPCoM-Index giảm 0,46 điểm tương ứng 0,51%.
Trên sàn HoSE, số lượng mã giảm áp đảo với 307 mã giảm giá, so với 144 mã tăng. Sáng nay xuất hiện 3 mã giảm sàn. Trong đó, rổ VN30 có đến 25 mã giảm, chỉ số VN30 điều chỉnh mạnh 10,62 điểm tương ứng 0,84%.
Tuy vậy, thanh khoản thị trường vẫn ở mức cao. Tiền đổ vào HoSE đạt 11.661,5 tỷ đồng, khối lượng giao dịch đạt 470,2 triệu cổ phiếu; con số này trên HNX là 52,6 triệu cổ phiếu tương ứng 1.086 tỷ đồng và trên UPCoM là 23,6 triệu cổ phiếu tương ứng 250 tỷ đồng.
Phần lớn cổ phiếu ngân hàng giảm giá dù mức giảm không lớn. Một số mã lớn như VCB, BID, TCB điều chỉnh và có ảnh hưởng tiêu cực đến chỉ số. Trong khi đó, EIB của Eximbank vẫn trụ lại tại mức giá tham chiếu 17.950 đồng. Đáng chú ý là khối ngoại vẫn mua ròng cổ phiếu này sáng nay.
Mức giá của EIB tăng nhẹ 1,4% sau 1 tuần nhưng giảm 5,5% trong vòng 1 tháng qua. Eximbank đang gây chú ý với dư luận sau sự việc khách vay thẻ tín dụng hơn 8,5 triệu đồng thành nợ hơn 8,83 tỷ đồng .
Thông tin đến phóng viên Dân trí, ông Nguyễn Đức Hiển - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh cho biết - ngày 14/3, đơn vị thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Quảng Ninh đã có văn bản gửi cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank). Theo đó, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ninh yêu cầu Eximbank báo cáo sớm nhất có thể và có thông tin về sự việc đang được quan tâm.
Trở lại với thị trường, cổ phiếu ngành chứng khoán cũng có diễn biến tương tự với ngành ngân hàng, đồng loạt điều chỉnh. ORS giảm khá mạnh, mất 3%; AGR giảm 2,1%; CTS giảm 2%; VIX giảm 1,9%.
Tuy nhiên, cổ phiếu bất động sản lại gây chú ý khi thu hút đáng kể dòng tiền trên thị trường. HDC tăng kịch biên độ, khớp lệnh 10,15 triệu cổ phiếu và vẫn dư mua giá trần 1,28 triệu đơn vị. DIG tăng 3,1% với khớp lệnh đột biến, đạt 50,81 triệu đơn vị. NTL tăng 3,1%; HTN tăng 2,6%; CCL tăng 2,3%.
Ngành xây dựng và vật liệu phân hóa. Nếu TCR giảm sàn; CTD điều chỉnh 1,3%; CTR điều chỉnh 1,1%; VGC, THI, FCM giảm thì ngược lại, NHA tăng 5,1%, có thời điểm chạm mức giá trần; EVG tăng 2,9%; DPG, LCG, HT1, TCD tăng tốt.