Danh Mục Hiện Tại: Danh Mục:Trang Chủ >Cúp C1 >Đề ra nhiều giải pháp tránh oan, sai trong việc áp dụng pháp luật_thứ hạng của troyes

Đề ra nhiều giải pháp tránh oan, sai trong việc áp dụng pháp luật_thứ hạng của troyes

2025-01-25 21:04:18 Nguồn:FabetTác Giả:Nhà cái uy tín View:758lượt xem

Đại biểu Quốc hội thành phố Cần Thơ Nguyễn Minh Kha phát biểu ý kiến. (Ảnh: Nguyễn Dân/TTXVN)

Ngày 5-6,Đềranhiềugiảipháptránhoansaitrongviệcápdụngphápluậthứ hạng của troyes dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường thảo luận Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.

Tìm nguyên nhân của tình hình oan, sai

Bức cung, nhục hình được nhiều đại biểu Quốc hội đánh giá là một trong những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai. Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết: “Còn để xảy ra một số trường hợp bức cung, dùng nhục hình trong hoạt động điều tra, vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân của người bị tình nghi thực hiện tội phạm và trong một số trường hợp chính là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan, sai.”

Các đại biểu Nguyễn Tuyết Liên (Sóc Trăng), Phạm Trường Dân (Quảng Nam) cho rằng các vụ bức cung, dùng nhục hình tuy xảy ra rất ít, có thể mang tính cá biệt trong quá trình điều tra, nhưng dù có ít những vẫn cần phải đặc biệt quan tâm, xử lý nghiêm khắc và có biện pháp chấm dứt kịp thời, vì nó để lại hậu quả không tốt ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân bị bức cung, dùng nhục hình làm ảnh hưởng đến hình ảnh của cơ quan tư pháp, niềm tin vào công lý.

Các đại biểu đề nghị để tiếp tục thực hiện có hiệu quả, Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần phân tích, đánh giá kỹ hơn nữa về nguyên nhân dẫn đến việc bức cung dùng nhục hình. Trên cơ sở đó, có những giải pháp khắc phục phù hợp nhằm hạn chế, tiến tới chấm dứt hiện tượng này.

Qua thảo luận, nhiều ý kiến nhất trí với đánh giá trong Báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội xác định nguyên nhân của các trường hợp bức cung, dùng nhục hình chủ yếu do yếu kém về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, do tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích của một số cán bộ điều tra.

Tại các địa phương, việc xảy ra một số vụ nhục hình có phần trách nhiệm của viện kiểm sát chưa sâu sát trong kiểm sát việc bắt, tạm giữ; có phần do luật sư chưa được tham gia tố tụng sớm, một số nơi luật sư còn gặp khó khăn khi gặp, hỏi người bị tạm giữ, tạm giam.

Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Tuyết Liên đề nghị cần phân tích rõ hơn tư tưởng nóng vội là do đâu. Theo một số đại biểu tư tưởng nóng vội của cán bộ điều tra thường là trọng cung hơn là trọng chứng cứ, một phần là do sức ép của dư luận; do muốn nhanh chóng phá án tìm ra thủ phạm nên nóng vội dẫn đến một số trường hợp có hành vi bức cung, dùng nhục hình mà lẽ ra là phải xem xét toàn diện các chứng cứ khác. Mặt khác, biên chế của cơ quan điều tra chưa tương xứng với công việc cũng là một nguyên nhân gây sức ép cho cán bộ điều tra.

Kiên quyết xử lý đối với các cán bộ điều tra sử dụng nhục hình

Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) đề nghị: "Cần khẳng định quan điểm rõ ràng của các cơ quan là phải kiên quyết xử lý đối với các cán bộ điều tra sử dụng nhục hình đối với bị can, đồng thời các cơ quan này cũng luôn luôn đặt việc xem xét, xử lý trách nhiệm đối với thủ trưởng cơ quan điều tra khi xảy ra các vụ nhục hình theo quy định của pháp luật và các quy tắc nghiệp vụ."

Làm rõ hơn về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết đối với những trường hợp cán bộ chiến sỹ công an có hành vi vi phạm trong quá trình điều tra, xử lý tội phạm, quan điểm nhất quán của Đảng ủy Công an Trung ương và Bộ Công an là xử lý nghiêm theo pháp luật."

Bộ Công an đã phối hợp với Viện kiểm sát, Tòa án và các cơ quan chức năng xem xét, xử lý nghiêm minh các trường hợp đó theo đúng quy định của pháp luật. Từ ngày 1/1/2011 đến nay, 40 cán bộ, chiến sỹ công an đã bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, đồng thời lãnh đạo chỉ huy các đơn vị để cán bộ chiến sỹ có hành vi xâm phạm hoạt động tư pháp đều bị xử lý trách nhiệm liên đới,” Bộ trưởng cho biết.

Bộ trưởng cho biết thêm: “Vụ bắt tạm giam oan bảy người trong vụ án giết người tại Sóc Trăng xảy ra năm 2013, Bộ Công an đã chỉ đạo khởi tố hai điều tra viên về tội nhục hình, xử lý kỷ luật 25 cán bộ của Công an tỉnh Sóc Trăng có liên quan từ Phó Giám đốc kiêm Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Trưởng phòng, Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm xâm phạm trật tự xã hội, Phó trưởng Công an thị xã Vĩnh Châu, Đội trưởng, Phó đội trưởng Đội hướng dẫn điều tra án xâm phạm nhân thân, đến cán bộ điều tra bằng nhiều hình thức như: cách chức, giáng cấp bậc hàm, cảnh cáo, khiển trách, miễn nhiệm chức danh tư pháp và chuyển khỏi cơ quan điều tra.”

Bồi thường thỏa đáng cho người oan, sai theo quy định của pháp luật

Đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) nêu rõ khi xác định oan, sai, phải kịp thời minh oan, sớm bồi thường thỏa đáng cho người bị oan, sai theo quy định của pháp luật. Đồng thời, phải xử lý tương ứng đối với người mắc sai phạm, buộc phải chịu trách nhiệm một phần trong việc bồi thường tùy theo mức độ sai phạm, do chủ quan, do khách quan, không phải chỉ toàn ngân sách nhà nước.

Theo đại biểu Lê Đình Khanh (Hải Dương), việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan sai đã có quy định trong Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa hợp lý, chưa chặt chẽ, rõ ràng nên có tình trạng đùn đẩy, dây dưa. Người được bồi thường đa phần là yêu cầu ở mức rất cao, rất xa so với thực tế được bồi thường. Đại biểu đề nghị luật hoặc văn bản dưới luật cần quy định chi tiết để người được bồi thường và cơ quan, cá nhân có trách nhiệm bồi thường hoặc tòa án đối chiếu vào quy định đó, tránh tình trạng đòi quá cao, trả quá thấp, thậm chí có trường hợp phát sinh một vụ kiện tụng kéo dài về bồi thường oan sai.

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho rằng bất luận từ nguyên nhân gì, khi đã xác định rõ được người bị oan, các cơ quan có trách nhiệm, cụ thể là các cơ quan tố tụng có trách nhiệm phải bồi thường. “Phải nhanh chóng vào cuộc để giải quyết một cách sớm nhất cho người bị oan. Dù có khó khăn gì chăng nữa cũng phải có phương án giải quyết nhanh nhất trả lại quyền lợi cho người bị oan. Phải coi đây là trách nhiệm và chủ động của các cơ quan tiến hành tố tụng chứ không phải là một việc kiện dân sự thông thường, giải quyết bình thường, theo thủ tục bình thường,” đại biểu nêu rõ.

Đại biểu Đỗ Mạnh Hùng (Thái Nguyên) cho rằng ngoài các nguyên nhân như trong Báo cáo đã nêu, cần phải làm rõ thêm những nguyên nhân khác như quản lý nhà nước về vấn đề bồi thường nhà nước còn mới và chưa đầy đủ; hướng dẫn về tổ chức bộ máy cán bộ thực hiện công tác này cũng chưa có quy trình thủ tục và chưa xác định trách nhiệm của người thi hành công vụ vi phạm pháp luật dẫn đến oan, sai cũng chưa được hướng dẫn, quy định cụ thể. Đại biểu đề nghị cần hoàn thiện các quy định về quy trình, thủ tục bồi thường trách nhiệm nhà nước.

Đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành pháp luật trong phòng chống oan, sai

Tại phiên thảo luận, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang; Viện trưởng Viện Kiểm sát Nguyễn Hòa Bình và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình đã giải trình, làm rõ thêm một số vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm, đặc biệt là các giải pháp ngành hướng tới để giảm oan, sai trong quá trình áp dụng pháp luật.

Nói về các biện pháp để giảm oan, sai, Bộ trưởng Trần Đại Quang nêu rõ biện pháp quan trọng, cơ bản, chủ yếu hàng đầu trong phòng chống oan, sai, đó là đề cao tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, ý thức chấp hành pháp luật đi liền với việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, việc chấp hành các quy trình làm việc và quy chế cộng tác.

Công tác thanh tra nhất là thanh tra trong khởi tố, bắt giam giữ phải được tiến hành thường xuyên, chú trọng phát hiện sớm sai phạm để tập trung phối hợp xác minh các dấu hiệu oan, sai để có biện pháp chấn chỉnh, khắc phục kịp thời không để kéo dài gây hậu quả nghiêm trọng.

Công tác giáo dục chính trị tư tưởng được coi trọng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ thực thi pháp luật, nhất là đội ngũ điều tra viên. Ngành chú trọng giáo dục, bồi dưỡng cán bộ chiến sỹ về tinh thần trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, tăng cường kiểm tra, hướng dẫn ngăn ngừa hiện tượng bức cung, mớm cung, nhục hình trong công tác bắt, giam, giữ, điều tra, xử lý tội phạm.

Bộ trưởng nhấn mạnh cần đề cao trách nhiệm của lãnh đạo, chỉ huy công an các cấp và Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra. Thủ trưởng cơ quan điều tra công an các cấp phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc lãnh đạo, chỉ đạo đôn đốc kiểm tra, hướng dẫn đối với Phó Thủ trưởng cơ quan điều tra và điều tra viên, nhằm phát hiện kịp thời, chấn chỉnh, khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác bắt, giam, giữ, điều tra, xử lý tội phạm, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, kiên quyết điều chuyển khỏi cơ quan điều tra những cá nhân vi phạm trong công tác điều tra các vụ án hình sự.

Thủ trưởng cơ quan điều tra nếu để xảy ra oan sai, bức cung, nhục hình, các vụ án có cán bộ chiến sỹ công an bị khởi tố, bị kỷ luật do để ra oan sai, bức cung, nhục hình sẽ phải xử lý trách nhiệm liên đới.

Bộ trưởng cho biết Bộ đang có kế hoạch tiếp tục tăng cường lực lượng điều tra viên cho cơ quan điều tra ở các địa phương trọng điểm. Để khắc tình trạng quá tải đối với một số địa phương, các vụ án hình sự quá nhiều nhưng lực lượng điều tra viên còn thiếu, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, trình độ pháp luật cho đội ngũ điều tra viên.

Viện trưởng Viện kiểm sát Nguyễn Hòa Bình cho biết Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, giải pháp để hạn chế oan, sai và loại trừ việc bức cung nhục hình. Cụ thể, ngành đã thực hiện nối mạng các phòng xét xử với phòng làm việc của Viện trưởng Viện kiểm cấp tỉnh để quan sát diễn biến của phiên tòa, đánh giá chất lượng tranh tụng và trách nhiệm của công tố tại phiên tòa. Nhờ đó, trách nhiệm của công tố tại phiên tòa được nâng lên đáng kể. Ngành đã thực hiện kết nối phòng xét xử với các giảng đường, cơ sở đào tạo để cho sinh viên ngay từ đầu có thể tiếp cận một cách thực tế, khi ra trường có khả năng áp dụng trong thực tiễn.

Về giải pháp sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình cho biết Viện Kiểm sát nhân dân tối cao sẽ cố gắng đưa vào dự án Bộ luật nhiều giải pháp quán triệt những tinh thần tiến bộ đã được hiến định trong Hiến pháp 2013. Theo đó, ngành đã đề ra nhiều giải pháp minh bạch hóa quá trình tố tụng để tăng cường sự giám sát của cơ quan dân cử, của nhân dân đối với quá trình tố tụng; tăng trách nhiệm của các cơ quan tư pháp bao gồm cả điều tra viên, kiểm sát viên và thẩm phán.

Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đưa ra những nguyên tắc để đảm bảo cho luật sư tiếp cận quá trình tố tụng sớm hơn, rộng hơn và thuận lợi hơn. Mặt khác, Viện kiểm sát nhân dân tối cao cũng đề cao nguyên tắc của Hiến pháp là nguyên tắc tranh tụng và trao cho Tòa án quyền tuyên án trên cơ sở tranh tụng và những hồ sơ, chứng cứ đã được kiểm tra, công khai tại tòa.

Vấn đề này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Trương Hòa Bình cho biết tới đây, Tòa án được tổ chức theo mô hình bốn cấp; Tòa án nhân dân tối cao sẽ lựa chọn đảm bảo bố trí Thẩm phán có năng lực, trách nhiệm và phẩm chất, đạo đức cho các Tòa chuyên trách, nhất là Tòa hình sự và Tòa gia đình và người chưa thanh niên.

Tòa án nhân dân tối cao tích cực tham gia ý kiến trong quá trình sửa đổi các bộ luật tố tụng về tư pháp, nhất là Bộ luật tố tụng hình sự; đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và Tòa án thực hiện quyền tư pháp.

Tòa án sẽ áp dụng triệt để nguyên tắc tranh tụng là suy đoán vô tội và quyền tư pháp của Tòa án. Nếu thấy tài liệu, chứng cứ chưa đầy đủ mà Viện kiểm sát vẫn truy tố, Tòa án sẽ trả lại hoặc đề nghị điều tra bổ sung, để đảm việc truy tố đủ căn cứ. Đồng thời, Tòa án cũng căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa để làm rõ bản chất của vụ việc; nếu như có tội thì sẽ kết tội theo quy định của pháp luật, còn không đủ căn cứ kết tội buộc phải tuyên không phạm tội.

Mặt khác, ngành chú trọng làm tốt việc đào tạo cán bộ để nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức; thường xuyên tổ chức những lớp tập huấn theo chuyên đề về các vấn đề còn vướng mắc trong thực tiễn xét xử, để cán bộ, hội thẩm các cấp thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

Tòa án sẽ tiếp tục làm tốt công tác tổng kết kinh nghiệm xét xử, việc áp dụng pháp luật thống nhất; khẩn trương triển khai các đề án xây dựng án lệ để các Tòa án tham khảo; tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra và xử lý nghiêm các vi phạm; phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết tốt việc bồi thường thiệt hại trong các vụ án bị oan, sai.

Liên quan đến vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Trương Hòa Bình cho biết Tòa án đã tiến hành xin lỗi, đồng thời thương lượng xong việc bồi thường và ông Chấn đã chấp nhận đền bù thiệt hại về vật chất cũng như tinh thần là 7,2 tỷ đồng. Việc bồi thường này đang làm thủ tục để cơ quan Tài chính cung cấp, bồi thường.

Thời gian làm việc còn lại của buổi chiều, Quốc hội nghe báo cáo về tình hình biển Đông.

Theo chương trình, ngày 8-6, Quốc hội làm việc tại hội trường, thảo luận về đánh giá bổ sung tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2014; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nha nước những tháng đầu năm 2015. Ngày làm việc được truyền hình, phát thanh trực tiếp để cử tri cả nước theo dõi./.

Theo TTXVN

Tác Giả:La liga
------------------------------------
Kèo Nhà Cái
Hình Ảnh
Tin HOT Nhà Cái