Thầy giáo Olympia: Cơ chế và nhân tài đang rất lệch pha_kết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay

[La liga] 时间:2025-01-15 06:33:37 来源:Fabet 作者:Nhận Định Bóng Đá 点击:14次

Thầy Nguyễn Đức Thạch đã có một sự nhìn nhận thẳng thắn về học trò Doãn Minh Đăng,ầygiáoOlympiaCơchếvànhântàiđangrấtlệkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay cũng như các đồng nghiệp của ông đang ở "chiến tuyến bên kia" với học trò.

{keywords}

Thầy Thạch (phải) cùng học trò trong cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia

Thầy Nguyễn Đức Thạch là thầy giáo rất đặc biệt vì có 11/14 năm huấn luyện học trò hai tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận tham dự chương trình Đường lên đỉnh Olympia với 14 thí sinh leo núi và 17 vòng nguyệt quế lớn nhỏ ở các đợt thi.

Có khá nhiều học trò của thầy Thạch thành đạt trên đường đời và không ít trong số đó đi du học và trở về Việt Nam cống hiến.

Ở góc độ là một thầy giáo và cũng là một người gắn bó với các thí sinh Olympia, ông đã có một cái nhìn khách quan và riêng biệt để lý giải vì sao có câu chuyện của Doãn Minh Đăng.

Đồng thời, ông cũng phân tích những ứng xử cần thiết với các mâu thuẫn kiểu Doãn Minh Đăng còn tồn tại trong môi trường sư phạm.

Đăng nên xem lại cách hòa nhập của chính mình

{keywords}

Thầy giáo của các học trò Olympia Nguyễn Đức Thạch

Là người thầy từng bồi dưỡng đi thi Olympia và đa số họ đi du học, ông hẳn luôn dõi theo những bước đường sự nghiệp của họ chứ, thưa ông?

Điều đó là tất nhiên. Tuy nhiên tôi không nêu tên cụ thể các em ra trong nội dung này vì không muốn các em phân tâm hay bị làm phiền nhưng có thể tổng kết là tôi thấy các em đều có tinh thần chung muốn về Việt Nam làm việc.

Các em tự kiếm được học bổng hoặc được doanh nghiệp tài trợ học bổng chứ không dùng tiền ngân sách nên tự mình quyết định làm ở đâu.

Học trò từng đi du học của tôi làm tư nhân, làm nhà nước đều có và chưa nghe phiền hà gì.

Đã có một số học trò của ông về nước và vào cơ quan Nhà nước làm việc. Ông thấy họ có hòa nhập được không, thưa ông?

Tôi nghĩ là khó. Cái mà người được đào tạo cần làm là chuyên môn nhưng vào nhà nước thì có thể đưa đến một vị trí ít khi đúng chuyên môn.

Ví dụ như trường hợp của Doãn Minh Đăng khi về khoa Điện- Điện tử- Viễn thông của Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ là đúng chuyên môn nhưng khi kỷ luật thì đưa qua phòng Đào tạo làm nhân viên.

Điều này là vô lý, nó chỉ hợp với người được đào tạo quản lý giáo dục chứ không phải Đăng.

Ngoài ra, vào nhà nước thì còn có vấn đề quy hoạch nhưng vấn đề là người được đào tạo có được sử dụng đúng sở trường họ yêu thích để làm lợi cho xã hội hay biến họ chỉ thành một công chức đơn thuần.

Tôi chỉ nhắn nhủ học trò hãy trở thành một người Việt Nam tử tế dù ở bất kỳ đâu.

Việc họ về hay ở là lựa chọn. Nhưng đa số ở nhiều hơn về. Ông nói gì về điều này với tư cách là một người khá hiểu các học trò của mình?

Một trong các yếu tố để du học sinh không quay về Việt Nam là thiếu một môi trường tự do làm khoa học. Bố trí sai chỗ thì phí chuyên môn, gây ức chế nên cần phải tôn trọng họ để họ làm được việc có ích nhất có thể.

Mà ngay cả chuyện đóng góp cho xã hội, cho khoa học thì trong thế giới phẳng này ở đâu cũng là đóng góp vậy.

Tóm lại, nếu muốn lo cho gia đình và phát huy năng lực khoa học thì làm theo Nguyễn Thành Vinh (Á quân Olympia mùa đầu tiên), ở lại nước ngoài.

Nếu muốn góp sức cụ thể cho quê hương thì làm như Đăng và sẵn sàng trả nợ ràng buộc khi thấy cần ra đi.

Tôi tiếp xúc và phỏng vấn cả ông Doãn Minh Đăng lẫn ông Dương Thái Công (hiệu trưởng Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơ) và có cảm giác cả hai đều biết rõ mình đang ở đâu. Có điều cái “ở đâu” của hai bên lại không trùng nhau, ông nghĩ sao?

Có thể Doãn Minh Đăng quá thẳng thắn nên làm mấy ông bà quản lý sốc văn hóa. Tôi đoán Đăng sẽ ra đi nhưng sẽ làm cho “ra môn, ra khoai” với hai mục đích: Cảnh báo với hệ thống quản lý nhà nước và mở đường cho người sau.

Có thể ví nó như phán quyết Bosman trong bóng đá. Theo tôi, đó là một đóng góp tích cực và nên được nhìn nhận theo hướng tích cực.

Nhưng Đăng và những người như Đăng cũng cần xem lại cách mình hòa nhập với quê hương bởi cách ứng xử Tây- Ta, khoa học- đời sống đều có sự lệch pha.

Tôi nghĩ Đăng chưa điều hòa được và nghĩ “sinh ta ra trời có chỗ dùng” nên sẵn sàng tung hê hết. Còn cách làm của trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ thì cũ kỹ quá.

Nó có thể đúng quy trình khi báo cáo nhà nước nhưng quy trình ấy phù hợp với xã hội đang vận động từng ngày hay chưa thì nên xem lại.

Nếu cứ bảo thủ, sẽ còn tỵ nạn giáo dục và phí tiền đào tạo

Cơ chế làm khó nhân tài vẫn là một thực tế đang tồn tại. Mâu thuẫn đó có thật và đang dần đẩy đến đỉnh điểm khi không ít nhân tài trở về thành kẻ bất đắc chí. Là một nhà sư phạm trong cơ chế đó, ông nhìn nhận vấn đề thế nào, thưa ông?

Dĩ nhiên là từ cơ chế. Vấn nạn của giáo dục Việt Nam ngoài chạy theo thành tích thì còn là chưa đào tạo được nhiều nhà khoa học thực sự và đào tạo rồi thì không biết cách sử dụng hợp lý.

Hệ quả sẽ là tăng tỵ nạn giáo dục và phí tiền đào tạo, phí luôn chất xám đã đào tạo, phí luôn cơ hội phát triển của người được đào tạo.

Ông nghĩ chuyên của ông Doãn Minh Đăng và trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ có thể cứu vãn nếu từ đầu có cách khác không?

Chuyện cứu vãn giờ như lấy lại bát nước đã đổ đi, khó lắm. Chuyện qua rồi thì không thể. Mà hiện tại nên nhìn vào sự tích cực trong câu chuyện để rút ra những bài học về sau.

Tôi nghĩ người làm công tác quản lý hiện nay cần có cái nhìn thoáng hơn nữa từ góc độ điều hành lẫn góc nhìn cá nhân trong đời sống.

Và nên làm quen với việc nghe nói thẳng, tiếp thu góp ý từ những lời “nghịch nhĩ”. Làm vậy mới giữ được nhân tài!

Chúng ta hãy cùng nói một chút về chủ đề “con ông cháu cha” (COCC) nhé! Ông nghĩ sao về việc này trong giới du học sinh hay trong công tác quản lý nhà nước, họ đi và về được trải thảm?

Doãn Minh Đăng có thể cũng được bị gọi là COCC khi có mẹ từng là quản lý tại Trung tâm Đại học tại chức- tiền thân trường Đại học Kỹ thuật- Công nghệ Cần Thơ nhưng vấn đề là anh ta có năng lực và không ỷ lại. Nếu ỷ lại đã mất một phần lực rồi.

Muốn biết lực học, lực làm có tốt không thì không chỉ cứ nhìn vào bảng điểm mà còn nhìn xem anh ta làm được gì trước khi “bỗng dưng lên chức”.

Giới du học sinh biết nhau hết, COCC dạng đi học “theo suất” rồi được “dọn đường” về làm có trình độ ra sao, có dựa dẫm hay không họ biết rõ chứ.

Câu hỏi riêng dành cho ông cuối trước khi kết thúc cuộc phỏng vấn: Ông có bao giờ rơi vào cảm giác “bất đắc chí” khi hoạt động giáo dục ở Ninh Thuận quê ông từ trước đến nay?

Cũng đôi khi tôi có cảm giác bị gò bó nhưng nhìn chung đến giờ với những gì đang làm thì tôi có niềm vui của mình.

Xin cảm ơn ông!

(Theo Tri Thức Trẻ)

Xem thêm:

Á quân Olympia nêu lý do không trở về nước làm việc

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

    相关内容
    精彩推荐
    热门点击
    友情链接