Theốcnghiệnnướngcôngquỹvàođỏđbxh aoo Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Trung Quốc (CCDI), huyện Bà Dương thuộc tỉnh Giang Tây là một trong những huyện nghèo cấp quốc gia. Dù vậy, cựu Cục trưởng Cục Tài chính nơi đây, ông Lý Hoa Ba, vẫn thông đồng với cấp dưới tạo ra nhiều chứng từ, con dấu giả để trộm hơn 94 triệu Nhân dân tệ tiền công quỹ từ năm 2006-2011.
Lý Hoa Ba. Ảnh: CCTV |
Lý thích đánh bạc, nên một lượng lớn tiền công quỹ được ông ta ‘nướng’ vào các sòng bạc ở Macao. “Lấy trộm công quỹ xong tôi cảm thấy có chút ‘nghiện’. Khi đó, tôi quả thật khá liều lĩnh, lấy tiền công quỹ đi đánh bạc xong rồi thua, thua rồi lại quay về biển thủ công quỹ tiếp. Cứ thế, tôi coi quỹ công như két chứa tiền của nhà mình vậy”, Lý nói.
Kết quả điều tra được giới chức an ninh Macao công bố cho thấy, Lý trong thời gian từ năm 2008-2011 đã ‘nướng’ 34 triệu đô la Hong Kong, tức gần 27,7 triệu Nhân dân tệ, cho các sòng bạc ở nơi đây.
Dĩ nhiên khi Lý chiếm đoạt một lượng tiền công quỹ lớn như vậy, ông ta luôn cảm thấy bất an nên đã tính sẵn đường tẩu thoát phòng khi mọi việc bại lộ. “Nói thật lòng, tôi cảm thấy rất sợ hãi. Bản thân muốn chạy trốn khỏi chế tài của pháp luật, nên khi đó đã tìm danh sách các quốc gia không ký hiệp ước dẫn độ với Trung Quốc. Có như vậy, tôi mới cảm thấy an toàn một chút”, Lý nói.
Sau khi chọn Singapore làm nơi trú ẩn, Lý liền thông qua các đường dây tài chính ngầm để vận chuyển hơn 30 triệu Nhân dân tệ tới tài khoản của mình ở một ngân hàng địa phương. Đồng thời, Lý cũng nhờ một số cá nhân để có được thị thực thường trú ở Singapore. Tới khi mọi việc hoàn tất, ông này liền cùng cả gia đình trốn chạy.
Ảnh minh họa Lý chuyển 30 triệu Nhân dân tệ tới một ngân hàng Singapore. Ảnh: CCTV |
Dù vậy, việc chạy trốn của Lý lại không giống như những gì ông ta tính toán. Chỉ một tháng sau khi đặt chân tới Singapore, Lý bị cảnh sát nước này tạm giữ trong khi tài khoản nhà băng bị phong tỏa.
Hóa ra sau khi Lý trốn tới Singapore, các cơ quan an ninh Trung Quốc đã công bố Lệnh truy nã đỏ, hay còn được gọi là Thông báo đỏ, trên hệ thống mạng của Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol). Sau đó, cảnh sát Trung Quốc đã cung cấp cho giới chức an ninh Singapore các bằng chứng về việc Lý biển thủ công quỹ, cũng như sử dụng một số phương thức bất hợp pháp để có được thị thực thường trú ở quốc gia Đông Nam Á này.
Hình truy nã Lý Hoa Ba. Ảnh: CCTV |
“Khi đó, tâm trí tôi vẫn còn ảo tưởng rằng Trung Quốc và Singapore vẫn chưa có hiệp ước dẫn độ. Luật sư nói rằng tôi không phải sợ vụ này, bởi điều khoản ghi trong luật pháp của hai nước hoàn toàn khác nhau”, Lý nói.
“Trong vụ án đó, chúng tôi cùng với giới chức an ninh Singapore hợp tác. Bởi Lý cũng vi phạm pháp luật Singapore khi đã có hành vi rửa tiền. Phía bạn cho tiến hành các thủ tục tố tụng hình sự với ông ta, thế là Lý mất tư cách thường trú và bị trục xuất về Trung Quốc theo luật định”, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Luật hình sự quốc tế thuộc Đại học Sư phạm Bắc Kinh, ông Hoàng Phong nói với ekip sản xuất phim tài liệu “Vĩnh viễn trên con đường”.
Lý Hoa Ba bị trục xuất về Trung Quốc. Ảnh: Baidu |
Theo CCDI, Lý vào tháng 8/2013 đã bị cơ quan lập pháp Singapore kết án 15 tháng tù. Tới tháng 5/2015, ông này được đưa về Trung Quốc. Vào tháng 1/2017, Lý bị Tòa án nhân dân thị trấn Thượng Nhiêu thuộc tỉnh Giang Tây tuyên án chung thân.
Video: Haokan
Xem tin tức quốc tế trên VietNamNet
Tuấn Trần
Phim tài liệu “Vĩnh viễn trên con đường” đã cho chúng ta thấy được mánh khóe dùng quyền lực để kiếm lợi của cựu quan chức Trung Quốc Tô Vinh.
(责任编辑:La liga)