Người ta thường nói lấy chồng như đánh canh bạc,ănchađánhmẹconuốngthuốcsâutựtửtrực tiếp 3s.vn không phải ai cũng may mắn lấy được người chồng tốt, là chỗ dựa cho gia đình. Có những người phụ nữ không may khi chọn nhầm “Sở Khanh”, hoặc phải chịu đựng những tháng năm đau khổ bên người chồng vũ phu.
Nỗi đau chồng chất nỗi đau
Chị Thủy và anh Học kết hôn với nhau từ năm 1991, rồi vào Nam làm ăn sinh sống. Khi kinh tế đã khá ổn định, họ trở về quê hương xây dựng nhà cửa để sống gần họ hàng gia đình. Anh chị xây một căn nhà 2 tầng khang trang và có một quán buôn hàng tạp hóa nhỏ. Họ có với nhau 3 đứa con: đứa con trai lớn 22 tuổi bị tim bẩm sinh và bị ảnh hưởng não, đứa con thứ 2 là Hùng 18 tuổi và một bé gái đang học lớp 2.
Chị Thủy tâm sự: “Bây giờ tôi coi như người chồng ấy không tồn tại". |
Hơn 1 năm nay, anh Học bỏ vợ bỏ con đi theo một người phụ nữ góa chồng. Chị Thủy tâm sự: “Bây giờ tôi coi như người chồng ấy không tồn tại. Trong nhà còn có cái gì đáng giá nữa đâu, xe máy, tiền bạc đều bị anh ta mang đi hết rồi. Anh ta còn lấy cả sổ ngân hàng tiết kiệm của tôi rồi đi theo người phụ nữ ấy. Giữa thời buổi khó khăn thế này cũng chẳng biết làm gì để nuôi 3 đứa con. Mấy mẹ con chỉ còn trông chờ vào cái quán nhỏ này”.
Hùng rất thương mẹ và không thể chịu được cảnh người cha vô trách nhiệm cứ về nhà lấy đồ đi bán mang tiền cho người phụ nữ khác, Hùng đã nhiều lần xung đột với cha. Một lần vì quá uất ức, Hùng đã uống thuốc sâu tự tử nhưng em được một người hàng xóm phát hiện và cứu sống.
Hùng đi theo bạn bè xấu rủ rê, thực hiện hành vi cướp giật và bị lực lượng công an bắt, bị phạt tù một năm. Chị Thủy nghẹn ngào: “Nghĩ mà vừa thấy thương mà cũng vừa giận con. Giờ chỉ mong nó cải tạo tốt để sớm về với gia đình”.
Quen với những trận mưa đòn
Cũng có nhiều trường hợp là nạn nhân của bạo lực gia đình, phải rời bỏ nhà chồng trở về quê mẹ làm lụng một mình nuôi con. Chị Hiền (Đông La - Đông Hưng - Thái Bình) nghẹn ngào kể lại: “Cứ rượu say hay có chuyện gì buồn bực là chồng lôi vợ ra đánh. Con bênh mẹ thì cũng đánh luôn cả con. Nhiều lúc muốn bỏ đi nhưng nghĩ thương con và muốn cho con một mái ấm gia đình nên cố chịu đựng. Nhà đông con, một mình tôi không thể nuôi được đành phải gửi đứa lớn để anh trai nuôi hộ”. Nhiều lúc bị đánh đau quá, chị phải chạy sang hàng xóm để trú ẩn nhờ. Chị tâm sự thêm: “Mình là phụ nữ nên đành ngậm đắng nuốt cay để gia đình êm ấm. Có lần tôi bị đánh đến ngất đi, may mà có mọi người đến cứu. Mỗi lần bị bạn bè xấu rủ rê, cơm no rượu say rồi anh ấy lại nổi điên lên đánh đuổi vợ”.
Con giun xéo lắm cũng quằn, không thể chịu được cuộc sống đau khổ ấy, chị đã phải bồng bế con cái về nhà mẹ, dựng nhà làm ăn nuôi con. Chị kể lại: “Những ngày đầu cũng khá vất vả, cũng may được anh em họ hàng làng xóm giúp đỡ nên cũng dựng tạm được ngôi nhà, mấy mẹ con rau cháo nuôi nhau qua ngày”.
Chị làm mọi việc thuê mướn, cày cuốc, thậm chí phải mò cua bắt ốc để có tiền nuôi con. Bây giờ con lớn của chị đã làm công nhân trong một xưởng may, mấy mẹ con đã có một ngôi nhà ngói nhỏ để che mưa, che nắng.
Cũng như chị Hiền, chị Lư thường xuyên phải chịu đựng những trận đòn roi của người chồng tệ bạc, ngay cả khi chị mang bầu. Chị nghẹn ngào: “Mặc dù bụng mang dạ chửa nhưng tôi vẫn bị đánh đến chảy máu trán, bây giờ vẫn còn vết sẹo dài. Không thể chịu thêm được nữa, mấy mẹ con đành bồng bế nhau về sống với bà ngoại”.
Chị Lư tâm sự: “Nhà mình thì cũng nghèo nên đành một mình vất vả nuôi con. Ngày mùa thì đi gặt, đi cấy thuê, rồi trồng trọt chăn nuôi thêm để có đồng vốn. Lần trước được chương trình Lục Lạc Vàng trao tặng cho đôi bò nên ngày nào tôi cũng đi thả bò, mong nó nhanh lớn để có thêm vốn làm ăn. Tôi chỉ mong có thể nuôi dạy và chăm sóc cho con cái được học hành tử tế”.
Lê Mến