Chưa đăng ký kết hôn có được đứng tên sổ đỏ đồng sở hữu
Theưađăngkýkếthôncóđượcđứngtênsổđỏđồngsởhữtỷ lệ kèo ma caoo quy định tại Điều 207 Bộ luật dân sự 2015, sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.
Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 98 Luật Đất đainăm 2013: Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì sổ đỏ phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 1 sổ đỏ.
Pháp luật không cấm trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì không được đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ. Đồ họa: M.H |
Trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một sổ đỏ và trao cho người đại diện.
Pháp luật không cấm trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì không được đứng tên đồng sở hữu trên sổ đỏ.
Nếu chưa đăng ký kết hôn nhưng có quyền thỏa thuận thì hoàn toàn có thể nhận chuyển nhượng, mua nhà đất và cùng đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Sang tên sổ đỏ đồng sở hữu cần những giấy tờ gì?
Khi chuyển nhượng, tặng cho sổ đỏ đồng sở hữu phải có sự đồng ý của tất cả người chung quyền sử dụng đất. Điều này được quy định rõ tại Khoản 2 Điều 64 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Tuy nhiên, thực tế nhiều trường hợp xảy ra tình trạng chỉ một hoặc một số thành viên muốn chuyển nhượng, tặng cho. Do đó, điểm b Khoản 2 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định, khi các thành viên khác không đồng ý chuyển nhượng toàn bộ thửa đất thì người có nhu cầu chuyển nhượng phải đề nghị tách thửa (tách phần đất của mình tương ứng với phần quyền sử dụng đất của mình).
Sau đó chuyển nhượng riêng phần quyền sử dụng đất được tách với điều kiện thửa đất đủ điều kiện tách thửa theo quy định của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo Lao động
Ngoài những quy định bắt buộc trong mua bán nhà đất thì vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, dù không có sổ đỏ nhưng vẫn được sang tên,...