Tỷ lệ mua sắm trực tuyến tăng mạnh trong năm 2020 (Ảnh: Internet) |
Báo cáo đo lường hành vi mua sắm trong thương mại điện tử (TMĐT) của Nielsen được thực hiện vào quý I/2021 cho thấy,ườiViệtngàycàngcởimởvớimuasắmtrựctuyếkèo lazio hôm nay hành vi mua sắm tại Việt Nam đã thay đổi đáng kể khi dịch chuyển sang mua sắm trực tuyến thay vì các hình thức truyền thống. Theo đánh giá, tỷ lệ mua sắm trực tuyến đã tăng trưởng đột biến trong năm 2020.
Hãng nghiên cứu thị trường này cho biết, tỷ lệ mua sắm trực tuyến năm 2020 đạt con số 32%, tăng cao so với tỷ lệ 18% của năm 2019. Không chỉ tăng trưởng mạnh ở tỷ lệ mua sắm trực tuyến, Nielsen cho biết, tần suất mua hàng trên TMĐT cũng tăng gần gấp đôi, từ 1,2 lần năm 2019 lên con số 2,1 vào năm 2020.
Theo thống kê, năm 2020 các nhóm mặt hàng thiết yếu đều gia tăng so với năm 2019. Đặc biệt, nhóm hàng về thực phẩm và đồ uống đã lọt vào top ngành hàng mua sắm nhiều nhất trên kênh TMĐT.
Theo nghiên cứu của Nielsen, đối tượng khách hàng mục tiêu của TMĐT cũng nhiều thay đổi. Người tiêu dùng online vẫn chủ yếu là nữ giới (chiếm tới 67%) nhưng độ tuổi khách hàng đã thay đổi đáng kể. Theo đó, nhóm khách hàng tiêu dùng chủ yếu trên kênh TMĐT dịch chuyển sang nhóm tuổi trưởng thành hơn, từ 30 – 45 tuổi khi chiếm tỷ lệ lên tới 57%.
“Chân dung người tiêu dùng thay đổi cũng tương ứng với giỏ hàng hóa tiêu thụ chính khi các ngành hàng thiết yếu cho gia đình tăng vọt lên trong năm 2020”, bà Tạ Minh Trang, đại diện Nielsen cho biết.
Với lượng người mua bán trên TMĐT ngày càng gia tăng thì các mối quan tâm của người dùng khi mua sắm cũng tăng lên. Nielsen cho biết: sản phẩm không đúng thực tế, chất lượng kém hay không được trải nghiệm sản phẩm trước khi mua… vẫn là những mối quan tâm hàng đầu và ngày càng mạnh hơn trong tâm trí người tiêu dùng.
Theo nghiên cứu, có tới 70% người tiêu dùng lo lắng các sản phẩm thực tế không giống như miêu tả trên website (năm 2019 con số này là 30%); 63% người dùng quan ngại về chất lượng sản phẩm kém (năm 2019 là 28%).
Vì những lý do này, người tiêu dùng Việt cũng cẩn trọng hơn khi mua sắm trực tuyến. Khách hàng ngày càng chủ động tìm kiếm các thông tin đánh giá (review) sản phẩm, so sánh giá hay các khuyến mãi trước khi mua trên các nền tảng tìm kiếm, review của người dùng khác trên website mua hàng hay mạng xã hội. Tuy nhiên, Nielsen cho hay, nguồn tác động vào hành vi mua hàng đó là chủ yếu họ vẫn tin vào đánh giá của người dùng trên các website.
Một điểm đáng chú ý đó là dù chuyển dịch sang nhóm người dùng lớn tuổi hơn nhưng xu hướng cho thấy, người mua sắm online cũng cởi mở hơn đối với việc mua sắm hay để lại các đánh giá, trải nghiệm sản phẩm.
Tỷ lệ người dùng sẵn sàng đánh giá sản phẩm trên website, chia sẻ trải nghiệm, thảo luận đã tăng vọt trong năm 2020. "Người dùng đã tham gia nhiều hơn trên TMĐT, chủ động và cởi mở hơn trong các hoạt động của mình và có trách nhiệm hơn trong việc chia sẻ các trải nghiệm mua sắm của họ trên TMĐT”, đại diện Nielsen cho biết.
Theo Nielsen, có tới 50% người dùng sẵn sàng đánh giá về sản phẩm trên cùng website đã truy cập để mua sắm sản phẩm đó, 41% người dùng chia sẻ trải nghiệm sản phẩm khi được hỏi và 28% người dùng chia sẻ các trải nghiệm sản phẩm trên blog/diễn đàn/website...
Duy Vũ
Thương mại điện tử Việt Nam đạt mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2020. Hành vi người dùng thay đổi khiến ngày càng nhiều doanh nghiệp quan tâm tới kinh doanh trực tuyến và chuyển đổi số.
(责任编辑:Thể thao)