Nhiềungày về xã An Tây,ốnghiếnhếtmìnhchosựnghiệpcáchmạkết quả vl euro 2024 huyện Bến Cát tìm kiếm người anh hùng lực lượng vũ trangnhân dân (AHLLVTND) Phạm Văn Trọng, cuối cùng chúng tôi cũng đã gặp được ôngnhân chuyến ông về thăm lại quê hương. Những câu chuyện cách đây đã 40 nămnhưng với ông thì vẫn còn đó những ngày tháng hào hùng của quân và dân ta trongcông cuộc đánh đuổi giặc ngoại xâm. Những ngày tháng chiến trường ác liệt nămxưa đã hiện về trong ký ức của người chiến sĩ quân y mưu trí, dũng cảm... Mườitám tuổi thoát ly theo cách mạng Chúng tôi gặp được AHLLVTND thời kỳchống Mỹ cứu nước - người y sĩ quân y mưu trí, dũng cảm Phạm Văn Trọng, đã gần70 tuổi nhưng trông ông vẫn còn rất khỏe và minh mẫn. Ông nhớ về những ngàytháng hào hùng năm xưa: “Hồi đó, khoảng năm 1962, tôi đang là học sinh nhưng đãtham gia đưa thư tín bí mật cho các chiến sĩ vùng cách mạng. Cả quê hương AnTây hồi đó ai cũng có ý thức cao trong việc giải phóng dân tộc, chống áp bứcbóc lột nhân dân lao động của chế độ tay sai và quân xâm lược. Lúc đầu hoạtđộng được một thời gian, gia đình sợ tôi bị lộ nên đã động viên tôi thoát lygia đình vào vùng cách mạng. Lúc đó, tôi được tổ chức phân công phụ trách y tátiểu đoàn và Bệnh viện Quân y tỉnh Thủ Dầu Một. Thời đó, khi quyết tâm ra đi,không chỉ tôi mà tất cả các đồng chí khác đã chuẩn bị tâm lý hy sinh cho Tổquốc. Đời trai của chúng tôi chỉ nghĩ về một mục đích duy nhất là giải phóngdân tộc, giúp nhân dân sống yên ổn, đi lại tự do trên quê hương mình”. AHLLVTND Phạm Văn Trọng (thứ tư từ trái sang) về thămvườn rau sạch tăng gia của tuổi trẻ quân sự xã An Tây và động viên các bạn trẻhãy phát huy tinh thần vì dân, vì nước Ông kể, năm 1964, những tổn thất củađồng đội trong trận đánh Lai Khê đã làm ông không thể nào quên được do có nhiềuđồng chí hy sinh và bị thương. “Lúc đó, bản thân tôi và các y tá khác đã liêntục cấp cứu cho đồng đội. Có nhiều trường hợp thấy đồng đội mình bị thương nặngnhưng do thiếu thuốc men và dụng cụ không thể cứu được. Cứ mỗi trận đánh, độiquân y luôn túc trực cạnh bên các chiến sĩ, chốc chốc những thương binh nằmtrên cáng đưa về cứu chữa, chúng tôi đã hết mình giúp đỡ thương binh phục hồivết thương. Có nhiều trường hợp thương binh bị đạn cắt ngang đùi, máu chảy xốixả, những người quân y chúng tôi phải dùng tay đút thẳng vào vết thương và dùngkẹp để kẹp động mạch máu lại. Tiếp theo, chúng tôi phải dùng muối rửa vếtthương. Sau đó, mổ vết thương bom mật ong vào để cứu sống đồng đội. Bằng phươngpháp này, những người quân y đã cứu sống hàng ngàn thương binh. Đây cũng làphương pháp mà ngành quân y Việt Nam tự hào đã làm được trong lúc gian nguy,thiếu thốn nhất để cứu thương binh một cách hiệu quả”. Ngườiy sĩ gan dạ, mưu trí Sau khi hoạt động tại các chiếntrường tỉnh Thủ Dầu Một, năm 1968, ông được điều động về làm y sĩ Trung đoàn268 - Sài Gòn Gia Định (Y4). Sau đó, từ năm 1969 đến 1975, ông trở thành y sĩĐội trưởng Đội phẫu thuật Trung đoàn 268 - Sài Gòn Gia Định, y sĩ Đại độitrưởng Quân y - Sài Gòn Gia Định, học sinh Trưởng bác sĩ Quân y miền Nam, Bácsĩ Đội trưởng Đội phẫu thuật Sư đoàn đặc công Sài Gòn Gia Định. Trong thời giannày, ông hoạt động trên khắp các chiến trường miền Nam với vai trò là cứuthương binh ngay cạnh họng súng kẻ thù, đạn bay vèo vèo trên đầu là chuyệnthường xuyên. Trong trận đánh của Trung đoàn 268 tại khu vực Củ Chi (TP.HCM),ông và các y sĩ khác đã cứu được nhiều ca bị thương nặng. “Lần đó, tôi và các đồngđội đang phẫu thuật cứu một thương binh, còn bên ngoài địch bao vây cách đókhoảng 500m nhưng chúng tôi vẫn bình tĩnh phẫu thuật cứu đồng đội. Sau đó phảimưu trí tìm đường thoát để giữ mạng sống cho thương binh và cho mình bởi kẻ thùbao vây dày đặc”, ông nhớ lại. Những trận chiến oai hùng, tinh thầnmưu trí, dũng cảm của người chiến sĩ cộng sản đã được ông phác họa một cách rõnét nhất. Trong một trận đánh, có một chiến sĩ bị thương vì bị mảnh đạn xuyênthủng phần ngực. Trong lúc đang phẫu thuật thì địch bao vây, bắn xối xả từ bênngoài vào nhưng chúng tôi vẫn tiếp tục làm nhiệm vụ của mình và nhiều chiến sĩkhác đã dùng thân mình che chắn, đỡ đạn cho chúng tôi phẫu thuật. Lúc đó, mộtđồng chí đã nói: “Anh cứ làm đi, để em che đạn, có gì em hy sinh trước”. Lờinói của người chiến sĩ trong Trung đoàn 268 lúc bấy giờ đã làm cho chúng tôi -những người chiến sĩ quân y không thể nào quên. Có thể nói, cả cuộc đời của ôngnhư một bức tranh tô thêm vẻ đẹp hào hùng của người lính. Ông đã cứu chữa nhữngngười lính, thương binh bằng cả trái tim với tinh thần mưu trí, dũng cảm củamình. Trong suốt thời kỳ chống Mỹ cứunước, ông đã trực tiếp điều trị cho hàng ngàn thương binh trong các trận đánh,trong các chiến dịch, góp phần trả quân số về tiếp tục chiến đấu, tạo đượcnhiều uy tín với đồng đội và nhân dân. Do vậy, sau khi đất nước hoàn toàn thốngnhất, ông được điều về làm chủ nhiệm khoa ngoại Bệnh viện 7A - Quân khu 7.Trước những đóng góp to lớn của ông cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệpquân y Việt Nam, ngày 6-11-1978, ôngđược phong tặng danh hiệu AHLLVTND thời kỳ chống Mỹ. Tiếptục cống hiến Đến thời kỳ chiến tranh bảo vệ biêngiới Tây Nam, ông được tổ chức điều động sang phụ trách chủ nhiệm khoa ngoại,Bệnh viện 7Đ Mặt trận 779 Campuchia. Thời gian này, ông tiếp tục học chuyênkhoa cấp 1 - Học viện Quân y Hà Nội, rồi sau đó được tổ chức phân công giữ chứcGiám đốc Bệnh viện 7Đ. Với 7 năm có mặt tại mặt trận Campuchia, ông đã chỉ đạovà góp phần điều trị cho gần 20.000 thương bệnh binh, nhân dân ta và bạnCampuchia. Ông nói: “Qua các thời kỳ diễn biến của cuộc cách mạng, tôi luôn xácđịnh được nhiệm vụ của mình một cách rõ ràng, dứt khoát, không mơ hồ, chao đảongay cả lúc đối diện với sự sống và cái chết. Tôi luôn rèn luyện cho mình quanđiểm, lập trường giai cấp vô sản kiên định, tuyệt đối trung thành với sự nghiệpcách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Với tinh thần trách nhiệm cao, sẵnsàng chăm lo phục vụ sức khỏe quân nhân và nhân dân, hết lòng vì bệnh nhân màphục vụ như lời Bác Hồ dạy: “Lương y như từ mẫu” và phải yêu bệnh nhân nhưchính bản thân mình. Bản thân ông luôn xác định việc học tập lý luận chính trị,nâng cao nghiệp vụ, trau dồi đạo đức, lối sống, đức của người thầy thuốc cáchmạng. Do vậy, sau khi kết thúc thời gian phục vụ tại chiến trường Campuchia,ông tiếp tục học chuyên khoa cấp 2 ngoại chung - Học viện Quân y Hà Nội. Sauđó, từ năm 1990-1995, ông làm Phó Giám đốc Bệnh viện 2A - Quân khu 7; từ năm1995-1999, giữ chức Giám đốc Bệnh viện 7A - Quân khu 7; từ năm 2000 đến 2002,Bác sĩ Chủ nhiệm Quân y Quân khu 7; từ năm 2003-2005, ông tiếp tục giữ chức Chủtịch Hội Chữ thập đỏ TP.HCM; năm 2006-2007, ông làm Phó Tổng thư ký Hội Chữthập đỏ Việt Nam; năm 2007, ông giữ chức Phó Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ ViệtNam... Cả cuộc đời ông đã công hiến cho sựnghiệp cách mạng, sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân. Do vậy, ngoài hàng trămphần thưởng cao quý trong suốt quá trình hoạt động cách mạng, ông còn đượcphong tặng danh hiệu Thầy thuốc nhân dân. Hiện nay, ông đang tất bật với hàngkhối công việc với trách nhiệm phụ trách Trưởng đoàn thầy thuốc tình nguyện củaHội Chữ thập đỏ Việt Nam chuyên phòng chống thảm họa. Có thể nói, ông đã cốnghiến hết mình cho sự nghiệp cách mạng và sự nghiệp cứu người. Cả đời ông đãmiệt mài chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học, góp nhiều đề tài khoa học haycho ngành y Việt Nam... HỒVĂN |