Đường sắt tốc độ cao Bắc Nam có tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 67 tỷ USD,àthầuđónđầucơhộixâydựngđườngsắttốcđộkeo giai ma là dự án hạ tầng giao thông lớn nhất từ trước tới nay ở Việt Nam. Tuyến đường dài 1.541 km với 60% là kết cấu cầu, 30% nền đất, 10% hầm sẽ mang lại khối lượng công việc đặc biệt lớn cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam. Theo ông Nguyễn Quang Huy, Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, sau năm 2025 khi các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì nhà thầu giao thông đã tích lũy được nguồn lực về thiết bị và nhân sự có kinh nghiệm. Nếu không bố trí được công việc tiếp theo thì sẽ là lãng phí lớn nguồn lực đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam chưa từng làm đường sắt tốc độ cao nên muốn tham gia dự án cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân lực, thiết bị, tài chính và đặc biệt là khả năng tiếp cận công nghệ mới. Để chuẩn bị, Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học trong nước, thành lập Viện Đào tạo nghiên cứu Đèo Cả để đào tạo lao động xây dựng đường sắt, metro. Doanh nghiệp đã tổ chức các đoàn đi nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt, metro của các nước tiên tiến như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... nhằm "nhập khẩu" chương trình và chuyên gia. Mục tiêu hợp tác là tiếp nhận công nghệ quản lý vận hành và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng thời nghiên cứu để "bản địa hóa" công nghệ và thiết bị sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của thị trường Việt Nam. Để thu hẹp khoảng cách công nghệ, Đèo Cả tập trung vào chuyển đổi số, áp dụng các giải pháp tiên tiến trong thi công hầm, cầu đường và quản lý dự án như hệ thống giao thông thông minh (ITS), mô hình thông tin công trình (BIM). |