Chuyện phía sau bức ảnh ông bố 38 tuổi đi học chữ để trả lời con_dự đoán tỷ số juventus

时间:2025-01-15 06:27:29 来源:Fabet

Hoá ra,ệnphíasaubứcảnhôngbốtuổiđihọcchữđểtrảlờdự đoán tỷ số juventus bức ảnh anh chụp và đăng lên Facebook ngày hôm trước chính là nguyên nhân. Trong ảnh là hình một người đàn ông trung niên ngồi chung với những đứa trẻ trong lớp học tình thương có tên Ngọc Việt. Đi kèm bức ảnh là dòng tâm sự: “Ngày trước, tình cờ con anh hỏi ‘ba ơi, chữ này là chữ gì?’. Anh tự ti với con nên đã quyết định tìm đến em để biết con chữ. Giờ anh ấy đã đọc, viết được, còn hát được cả karaoke nữa.

Anh ấy đã lên được lớp 3, luôn học trước con anh ấy 1 bài. Em hỏi ‘để làm gì?’ thì anh trả lời ‘để con nó có hỏi mà biết đường trả lời chứ’”.

{keywords}
Bức ảnh chụp cảnh anh M. đang học bài được lan truyền trên mạng xã hội.

Những lời tâm sự của Khải cùng với bức ảnh lạ đã khiến nhiều người xúc động và cảm phục ý chí học tập của người đàn ông trung niên.

Chia sẻ với VietNamNet, Khải cho biết, ông bố trong ảnh là anh N.U.M., năm nay 38 tuổi. Anh M. đã đăng ký theo học lớp học tình thương Ngọc Việt được 3 năm nay. “Theo lời anh M. kể thì ngày xưa hoàn cảnh gia đình anh rất khó khăn, không có điều kiện đi học. Sau này anh lập gia đình rồi sinh được một bé gái năm nay khoảng 8 tuổi. Nhiều lần con gái hỏi vậy khiến anh đi đến quyết tâm đăng ký theo học lớp học tình thương”.

Do dịch bệnh nên thời gian qua anh M. thất nghiệp, vừa mới xin được chân phụ quán nước.

“Thực ra, những người lớn tuổi từng học ở lớp học của mình rất nhiều. Anh M. không phải trường hợp hi hữu. Có những gia đình có cả ông bà, cô chú, cậu… cả nhà tới đây học chữ”.

Chia sẻ về lớp học tình thương đã hoạt động được 14 năm nay, anh Khải cho biết, hiện tại chỉ có 29 học sinh nên một mình anh đứng lớp. Lớp được mở ra từ năm 2008 khi Khải nhận thấy trong khu phố mình sinh sống có nhiều đứa trẻ không được đến trường. Từ đó, lớp học nhỏ nằm trên mảnh đất mượn tạm của người nhà của Khải thu hút vài chục học sinh sống quanh khu vực phường Hiệp Thành, Quận 12 (TP.HCM).

Không chỉ đa dạng các độ tuổi, lớp học của Khải còn nhận cả những học sinh khuyết tật như bị bệnh não, chậm phát triển… Những đứa trẻ tới đây được Khải coi như con em mình. Niềm vui biết viết, biết đọc của chúng chính là động lực để Khải duy trì lớp học cho đến tận bây giờ.

“Đã có những lúc nản chí, nhưng khi chứng kiến những nụ cười, mong muốn được đi học của bọn trẻ, của cả những người trưởng thành, mình lại vực dậy tinh thần để dạy tiếp”.

Khải kể, có lần anh chứng kiến một phụ nữ trung niên đã bật khóc trong lớp học khi tự viết được tên mình trên giấy. Hay như anh M. - nhân vật chính trong bức ảnh - đôi khi cũng chia sẻ anh đọc được cuốn sách này, tờ báo kia… Những niềm vui ấy là món quà vô giá đối với người đứng lớp như anh.

“Mình tự hỏi, nếu bây giờ mình đóng cửa lớp thì bọn trẻ sẽ như thế nào? Chúng sẽ trở thành ai trong xã hội này?... Cứ nghĩ thế là mình lại cố thêm mỗi ngày đến chừng nào mình còn sức”.

{keywords}
Khải mở lớp và duy trì hoạt động được 14 năm nay. 

Khi được hỏi “lấy tiền ở đâu để duy trì lớp học?”, ông bố một con mới kể rằng: “Hồi năm 2016-2017, tôi vẫn còn là hướng dẫn viên du lịch. Lúc ấy, tôi còn kiếm được tiền, nhưng tôi cũng biết nghề này càng già sẽ càng đuối, không thể làm được cả đời. Nghĩ vậy nên cứ khi nào có tiền khách ‘tip’ (hoa hồng) là tôi lại đem đi mua sách vở, đồ dùng học tập. Đến tận bây giờ, do dịch bệnh, Khải đã bỏ nghề hướng dẫn viên, kinh tế khó khăn hơn nhưng sách vở cho bọn trẻ thì vẫn còn “bao la, đủ cho cả đời chúng luôn”.

Không chỉ tặng sách bút, Khải còn lo cho bọn trẻ cả quần áo, đôi khi là đồ ăn vặt để chúng có tinh thần đến lớp. Gần như đều đặn cả tuần, cứ 18h30 là lớp học bắt đầu và kéo dài cho tới 21h.

Ngoài dạy toán, văn, cứ thứ 7, anh lại dạy kỹ năng sống, giáo dục giới tính cho bọn trẻ. Vốn dĩ những đứa trẻ phải tới đây đều là con nhà nghèo, thiếu sự quan tâm của bố mẹ nên những kiến thức cơ bản về giới tính, về sự thay đổi của cơ thể, các em đều rất ngây ngô. “Tôi dạy cho các bé gái cả cách dùng băng vệ sinh, tất tật những thứ tôi thấy thiết thực với độ tuổi các em” - Khải chia sẻ.

{keywords}
Một bữa ăn nhẹ để lấy tinh thần học tiếp

Hiện tại, để kiếm sống và nuôi con, Khải mở một hệ thống bánh mỳ chả cá bán hàng bằng xe đẩy trên các con phố. Tuy nhiên, cùng với việc mưu sinh, anh cũng muốn dạy nghề cho bọn trẻ, giúp chúng tiếp cận với những cách kiếm tiền lương thiện.

“Bản thân tôi vẫn mong muốn tìm được một công việc ổn định hơn, sáng làm tối nghỉ để lo cho gia đình” - Khải tâm sự.

Nguyễn Thảo

Ảnh: NVCC

 

'Ngoại Thủy' của những trẻ em nghèo ở TP.HCM

'Ngoại Thủy' của những trẻ em nghèo ở TP.HCM

Chứng kiến nhiều em nhỏ không được đi học, ngày ngày đến các nghĩa trang lấy đồ cúng, làm những chuyện không hay, bà Thủy đưa các em về cho ăn, dạy học chữ.

推荐内容