Tuần trước,ĐâylàlýdochínhđángkhiếnchoSamsungphảitựlàmgiảmhiệunăltd c1 hàng chục người dùng phản hồi rằng ứng dụng Game Optimizing Service của Samsung đã tự ý làm giảm hiệu năng smartphone. Rất nhiều ứng dụng và game bị giảm hiệu năng, trong khi đó các ứng dụng đo điểm chuẩn lại không bị ảnh hưởng.
Samsung sau đó đã phải thừa nhận và xin lỗi người dùng, đồng thời ra mắt bản cập nhật mới vô hiệu hóa tính năng này của Game Optimizing Service. Đáng chú ý, Galaxy S22 Ultra có thể bị giảm hiệu năng tới 50% khi kích hoạt tính năng của Game Optimizing Service khi chơi game.
Mặc dù Samsung đáng bị lên án vì hành vi này, giống với Apple trước đây khi không thông báo cho người dùng biết. Nhưng chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ xem lý do thực sự phía sau khiến cho Samsung, hay nhiều nhà sản xuất smartphone khác, phải làm như vậy.
Khác biệt giữa giảm hiệu năng và không giảm hiệu năng của chip xử lý
Đối với các thiết bị di động, nhà sản xuất cũng rất quan tâm đến thời lượng sử dụng pin và nhiệt tỏa ra. Xét đến các yếu tố này bên cạnh hiệu năng của chip xử lý, thử nghiệm với ứng dụng Game Optimizing Service (GOS) của Samsung cho thấy lý do vì sao Samsung phải làm như vậy.
Theo thử nghiệm của Golden Reviewer, chúng ta có thể thấy một ứng dụng trò chơi có thể ngốn bao nhiêu hiệu năng của chip xử lý Snapdragon 8 Gen 1 trên Galaxy S22 Ultra, khi GOS không được kích hoạt.
Trong 1 phút đầu khởi chạy, lượng điện năng tiêu thụ thường xuyên tăng đột biến vượt quá 10W. Đó là mức tiêu thụ rất lớn đối với một thiết bị di động. Trong khi đó, khi GOS được kích hoạt, mức độ tiêu thụ chỉ dao động trong khoảng 4 - 5W.
Nhiều người dùng có thể muốn hiệu năng đạt mức tối đa, để khi dùng ứng dụng hoặc chơi game được mượt và không bị giật lag. Tuy nhiên thử nghiệm thực tế lại cho thấy rằng, tốc độ khung hình khi chơi game, có và không có tính năng GOS, sau khoảng vài phút là không có nhiều khác biệt.
Như có thể thấy trong biểu đồ phía trên đây, tốc độ khung hình khi tắt GOS lúc đầu có nhỉnh hơn so với bật GOS. Nhưng sau đó, tốc độ khung hình khi tắt GOS đã bị sụt giảm. Nguyên nhân có thể là do nhiệt độ, khi nhiệt độ tăng cao sau một khoảng thời gian sử dụng, thì hiệu năng của chip xử lý cũng bị sụt giảm mà không cần tới phần mềm can thiệp.
Tóm lại, nếu không có tính năng Game Optimizing Service, mức tiêu thụ điện năng sẽ tăng đáng kể mà không đem lại sự khác biệt về trải nghiệm. Một bộ vi xử lý mạnh mẽ không có nghĩa là hoàn hảo, hiệu năng cao phải đánh đổi bởi lượng điện năng tiêu thụ và nhiệt lượng tỏa ra.
Tất nhiên, Samsung cũng có lỗi khi âm thầm làm giảm hiệu năng của smartphone mà không thông báo cho người dùng biết, cũng giống như Apple hay nhiều nhà sản xuất khác. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng vẫn là vì muốn tốt cho người dùng.
Còn điểm số hiệu năng của những con chip ngày nay đôi khi chỉ mang tính quảng cáo, vì chúng ta sẽ không bao giờ sử dụng được tối đa hiệu suất của những con chip đó, đặc biệt là trên những thiết bị di động có nhiều hạn chế.
(Theo Pháp luật và Bạn đọc, androidauthority)
CEO Samsung cúi đầu xin lỗi vì bê bối ‘bóp’ hiệu suất Galaxy S22
Khoảng 1.600 cổ đông tham dự đại hội thường niên của Samsung và “xoay” ban lãnh đạo bằng những câu hỏi hóc búa.