Sa thải tiếp tục càn quét ngành công nghệ,àMetalàcáchãngcôngnghệsathảitànnhẫnnhấkết quả bóng đá ngoại hạng anh hôm nay song có những doanh nghiệp nổi bật hơn hẳn về tính… tàn nhẫn. Twitter là công ty mạnh tay nhất khi đuổi việc tới 80% nhân sự. Khoảng 6.300 trong tổng số 7.800 lao động đã mất việc kể từ khi tỷ phú Elon Musk thâu tóm mạng xã hội này hồi tháng 10/2022.
Theo phân tích của trang tin Insider, Meta đứng thứ hai với gần 1/4 trong tổng số 87.000 nhân viên bị sa thải. CEO Mark Zuckerberg thông báo cắt giảm 11.000 vị trí trong tháng 11/2022 và tiếp tục loại bỏ 10.000 người trong tháng 3. Đáng chú ý, phân tích của Insider chưa bao gồm vòng cắt giảm thứ ba, vừa bắt đầu trong tuần này. Ước tính, hàng nghìn người bị ảnh hưởng, nặng nhất là các vị trí quản lý tại Reality Labs, Facebook, Instagram.
Zuckerberg thừa nhận đã tuyển dụng quá mức trong dịch Covid-19 nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vọt của người dùng. Ông đã sai lầm khi ra quyết định như vậy nhưng nó không đi theo cách mà ông dự đoán.
Các hãng công nghệ khác cũng trải qua vài vòng sa thải. Amazon đuổi việc 11.000 nhân viên trong tháng 1 và 9.000 trong tháng 3, tương ứng 7% lực lượng lao động năm 2022 (380.000). Nó chưa bao gồm các nhân viên kho vận của hãng.
Thực tế, một số chuyên gia cho rằng sa thải là điều sớm muộn gì cũng xảy ra với ngành công nghệ. Nhà đầu tư Keith Rabois gần đây chỉ ra hàng nghìn nhân viên Meta, Google “ăn không ngồi rồi” sau khi công ty đổ xô tuyển dụng. Nhìn vào doanh thu trên đầu người có thể biết được doanh nghiệp “phình to” đến đâu. Chẳng hạn, theo BI, nhân sự Meta tăng 143% từ năm 2018 đến 2022 nhưng doanh thu trên mỗi nhân viên lại giảm 14% trong cùng kỳ.
Dường như CEO Meta có chung suy nghĩ với Rabois khi thông báo 2023 là “năm của hiệu quả”. Zuckerberg yêu cầu nhân viên tập trung vào làm việc hiệu quả nhiều hơn trước.