Ký kết thỏa thuận phát triển môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo_bóng đá nga hôm nay
Những thỏa thuận được ký kết này trong khuôn khổ Kỳ họp Đại hội đồng Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) 2019 diễn ra tại tại Giơneva,ýkếtthỏathuậnpháttriểnmôitrườngsởhữutrítuệkiếntạbóng đá nga hôm nay Thụy Sỹ.
Theo thỏa thuận được ký kết, WIPO sẽ hỗ trợ Cục Sở hữu trí tuệ triển khai Dự án “Môi trường sở hữu trí tuệ kiến tạo”. Mục tiêu của dự án là hỗ trợ nâng cao năng lực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo cho đội ngũ cán bộ của các viện nghiên cứu và trường đại học trong hoạt động nghiên cứu/sáng tạo, đăng ký và thương mại hóa các sáng chế, cũng như chuyển giao công nghệ.
Đội ngũ này sẽ đóng vai trò trung tâm giúp nâng cao số lượng, chất lượng và giá trị thương mại của sáng chế trong các viện nghiên cứu và trường đại học, đồng thời thúc đẩy việc sử dụng, khai thác thông tin sáng chế để tránh trùng lặp trong nghiên cứu.
Bên cạnh đó, Dự án sẽ hỗ trợ các trường đại học và viện nghiên cứu tăng cường năng lực phát triển, quản lý và thương mại hóa công nghệ thông qua việc trang bị các công cụ, kỹ năng và kiến thức phù hợp; thúc đẩy sự phối hợp giữa các trường đại học và doanh nghiệp thông qua hoạt động liên kết, quan hệ đối tác, phối hợp, tương tác và giao dịch về thương mại hóa công nghệ.
Kết quả của dự án sẽ thiết lập một mạng lưới các chuyên gia về công nghệ có đầy đủ kiến thức, kỹ năng về sở hữu trí tuệ và các lĩnh vực có liên quan khác, cũng như xây dựng được một Trục xoay và các Nan hoa, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ đóng vai trò là Trục, còn các viện nghiên cứu, trường đại học và các doanh nghiệp đóng vai trò là Nan hoa. Dự án sẽ được triển khai trong vòng 5 năm từ 2019 đến 2023.
Đối với Bản ghi nhớ hợp tác giữa WIPO và Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, WIPO sẽ hỗ trợ học viện thực hiện các nghiên cứu liên quan tới Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu, hỗ trợ xây dựng năng lực trong lĩnh vực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo và tiếp cận cơ sở dữ liệu về sở hữu trí tuệ của WIPO. Qua đó, giúp nâng cao kiến thức và kỹ năng của các nhà nghiên cứu của Việt Nam trong các lĩnh vực về sở hữu trí tuệ và đổi mới sáng tạo.
Hai bên sẽ thực hiện các nghiên cứu và phân tích cấp quốc gia về kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cụ thể đối với Việt Nam; hỗ trợ hoạt động đào tạo sau đại học về sở hữu trí tuệ ở Việt Nam theo hướng cùng xây dựng các chương trình đào tạo chung trong thời gian tới; tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng về sở hữu trí tuệ và STI cũng như về Chỉ số đổi mới sáng tạo;….
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Chu Ngọc Anh cũng thông báo với Tổng Giám đốc WIPO về việc Thủ tướng Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về sở hữu trí tuệ vào cuối tháng 8 vừa qua. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một Chiến lược mang tầm quốc gia về sở hữu trí tuệ, đánh dấu một bước phát triển mới trong lĩnh vực này, khẳng định sở hữu trí tuệ là công cụ quan trọng góp phần thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo cũng như phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
“Bộ KH&CN mong muốn sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của WIPO trong việc xây dựng Kế hoạch triển khai Chiến lược, đảm bảo hiện thực hóa các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ được đề ra trong Chiến lược”, Bộ trưởng Ngọc Anh nói.
Thanh Hùng
Chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam liên tục tăng trong những năm qua
- Chỉ số đổi mới sáng tại của Việt Nam liên tục tăng trong những năm vừa qua, trong đó năm 2018 tăng 3 bậc lên vị trí 42, đứng đầu trong các quốc gia có thu nhập trung bình thấp.