Thủ tướng đề nghị phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân để khu vực này đóng góp 65-70% GDP cả nước. Ảnh: VGP/Nhật Bắc. |
Phát biểu tiếp thu và kết luận tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024,ủtướngDoanhnghiệptưnhânphấnđấuđónggómacao,tài xỉu triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Chính phủ và chính quyền địa phương ngày 8/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình hình kinh tế - xã hội năm 2024 tiếp tục xu hướng phục hồi rất tích cực, đạt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 12/15 chỉ tiêu vượt mục tiêu đề ra.
Đánh giá một số điểm nổi bật, Thủ tướng cho biết kết quả tăng trưởng GDP hơn 7% năm qua đã nâng quy mô và xếp hạng GDP của Việt Nam, tăng thu nhập bình quân đầu người và năng suất lao động.
Đồng thời, số thu ngân sách đạt mức cao, vượt 337.000 tỷ đồng so với dự toán trong khi vẫn giảm thuế, phí, lệ phí gần 200.000 tỷ đồng. Các cân đối lớn khác được bảo đảm và có thặng dư cao.
Một điểm nổi bật là chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 11 bậc, xếp thứ 54/143 quốc gia, vùng lãnh thổ theo đánh giá của Liên hợp quốc.
Thủ tướng nêu rõ 2025 là năm cuối của Kế hoạch 5 năm 2021-2025, do đó, Việt Nam phải rà soát các chỉ tiêu, nhiệm vụ của cả 5 năm để phát huy, làm tốt hơn với những chỉ tiêu đã đạt và vượt, đồng thời nỗ lực hoàn thành các chỉ tiêu chưa đạt để phấn đấu đạt mức cao nhất của kế hoạch.
Theo đó, ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Phấn đấu tăng trưởng ít nhất 8% hoặc cao hơn, Chính phủ sẽ rà soát, giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng cho các bộ, ngành, địa phương.
Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng các kịch bản để đạt mục tiêu tăng trưởng, tập trung làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống (đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu); tạo đột phá thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, lực lượng sản xuất mới, tiên tiến (chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, chip bán dẫn, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, quang điện tử, y sinh học, công nghiệp văn hóa, công nghiệp giải trí, năng lượng sạch...).
Đồng thời, xây dựng các chính sách tạo đột phá huy động nguồn lực xã hội, khai thác hiệu quả nguồn lực từ doanh nghiệp, phát triển mạnh doanh nghiệp tư nhân, phấn đấu khu vực này đóng góp khoảng 65-70% GDP.
Cùng với đó, triển khai hiệu quả tổng kết Nghị quyết số 18 và sắp xếp tổ chức bộ máy “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả”.
Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
“Đây cũng là động lực mới, như khoán 10 trong khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Việc triển khai đòi hỏi lực rất lớn, hành động quyết liệt với phương pháp, cách tiếp cận đúng”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh thực hiện 3 đột phá chiến lược, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thể chế để giảm chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào; tăng tính cạnh tranh của sản phẩm và nâng cao năng suất lao động.
Ở khía cạnh hạ tầng, Thủ tướng đề nghị đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng chiến lược; nghiên cứu khai thác không gian vũ trụ, không gian biển, không gian ngầm.
Trong đó, phấn đấu hết năm 2025 hoàn thành 3.000 km đường bộ cao tốc và trên 1.000 km đường bộ ven biển; cơ bản hoàn thành sân bay Long Thành, mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Nội Bài.
Ngoài khởi công đường sắt kết nối với Trung Quốc, các đơn vị cũng phải tiếp tục phát triển các dự án đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP.HCM..
Thủ tướng đề nghị sớm hoàn thiện các dự án hạ tầng trọng điểm trong năm nay. Ảnh: Quỳnh Danh. |
Các cơ quan có thẩm quyền cũng cần nhanh chóng hoàn thiện việc xây dựng các dự án khả thi cho đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, nhà máy hạt nhân Ninh Thuận, trung tâm tài chính quốc tế tại TP.HCM và TP Đà Nẵng...
Bên cạnh đó, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao. Triển khai hiệu quả Đề án đào tạo 50-100.000 kỹ sư bán dẫn.
Thủ tướng cũng yêu cầu triển khai các dự án lớn về chống sạt lở, sụt lún, ngập úng, khô hạn, ngập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; dự án chống sạt lở ở miền núi phía Bắc và miền Trung; dự án chống ô nhiễm không khí ở các thành phố lớn; xử lý ùn tắc giao thông…
Đẩy mạnh đối ngoại và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác, phát triển để xây dựng đất nước.
Cùng với đó, tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án tồn đọng kéo dài trong các lĩnh vực ở các địa phương, đặc biệt là các dự án bất động sản, các dự án liên quan đất đai, tài sản công, các dự án điện năng lượng tái tạo, các dự án tại Hà Nội, TP.HCM…