20 năm trước,ĐồngsánglậpGoogleLarryPagevàsứmệnhgiảicứuthếgiớxem lịch đá bóng hôm nay khi vẫn còn là một sinh viên, Larry Page đã thay đổi thế giới. Bây giờ, với tài sản ước tính 36 tỷ USD, ông muốn làm điều này lần nữa. Page, 42 tuổi, là CEO của Alphabet, công ty mẹ của Google và hàng loạt công ty khác mà ông hi vọng ngày nào đó sẽ giúp mọi người tiếp cận tất cả những thông tin con người muốn biết, di chuyển trên xe hơi tự lái và trường sinh bất tử. Nói cách khác, tham vọng của Page là vô biên và nhờ hàng tỷ USD tiền mặt mà Google thu về mỗi năm, ông có thể là một trong số ít người có đủ nguồn lực để hiện thực hóa điều đó. Page có lẽ cũng đang sẵn sàng cách mạng hóa cách thức làm việc của các doanh nghiệp hiện đại. Từ lâu, ông lo ngại các công ty lặp lại một thứ liên tục và bằng lòng với thay đổi nhỏ nhặt. Những kẻ đổi mới sẽ chán nản và bỏ đi. Ông muốn Alphabet là nơi các doanh nhân chọn ở lại. Khi được hỏi về mục tiêu của các dự án tại Alphabet, Page nói thích những quy tắc cơ bản: “Điều đó có thực sự quan trọng không? Nó có ảnh hưởng đến mọi người trên thế giới không? Nó có tác động đến rất nhiều người hàng ngày không”. Ít CEO suy nghĩ như Page. Năm 1995, ông cảm thấy thiếu tự tin khi theo học khoa học máy tính tại Đại học Stanford, nơi ông gặp Sergey Brin lần đầu. Page lo lắng vì nghĩ mình được nhận vào học vì nhầm lẫn. “Tôi có nỗi lo lắng phi lý rằng sẽ bị gửi về nhà bằng xe buýt”. Cảm giác đó khiến ông luôn có giấc ngủ thất thường. Một đêm, năm 23 tuổi, ông có giấc mơ lạ lùng. Đột nhiên, ông thức dậy và suy nghĩ: “Nếu chúng ta có thể tải toàn bộ web và chỉ giữ những đường link thì sao”. Ông lấy một cái bút và bắt đầu tính toán những gì có thể làm trong vài tuần. Ông kể lại với cố vấn của mình tại Stanford, Terry Winograd. “Ông ấy biết rõ sẽ mất nhiều thời gian hơn nhưng khôn ngoan không cho tôi biết”, Page hồi tưởng. Cuối cùng, Page đã làm được. Ông khám phá ra cách xếp hạng cách trang web dựa theo sự hữu dụng với người dùng và đồng thời tìm ra cách kiếm tiền. Page và Brin phát triển thuật toán tạo ra công cụ tìm kiếm thành công nhất thế giới, dẫn đến sự ra đời của Google, một trong những công ty quan trọng nhất và được ngưỡng mộ nhất thế giới. Họ đề nghị bán công nghệ mới cho David Filo, một trong các nhà sáng lập Yahoo nhưng bị từ chối. Ông khuyên họ nên khởi nghiệp. Họ cũng tìm đến David Cheriton, giáo sư khoa học máy tính tại Stanford, để gây vốn và được nhận 100.000 USD. Trong mắt Cheriton, Page là sinh viên thông minh nhưng dè dặt, người đã tạo ra thứ thú vị làm lợi cho cả thế giới. Google gặp rắc rối ban đầu nhưng với sự giúp đỡ của Eric Schmidt, người được Page và Brin thuê làm CEO năm 2001, “con quái vật” đã cựa mình. Tình yêu công nghệ nằm trong DNA của Page. Cha của ông, Carl, có 3 bằng từ Đại học Michigan, trong đó có bằng Tiến sĩ khoa học truyền thông thay vì khoa học máy tính. Cha mẹ ông gặp nhau tại Michigan năm 1962. Khi sinh anh trai của Page là Carl Jr., tài chính khá chật vật. Sau cùng, cha mẹ ông đều làm việc tại Đại học Michigan, cha làm giáo sư khoa học máy tính còn mẹ làm giảng viên lập trình. Larry sinh tại Michigan năm 1973. Cha ông là người khuyến khích niềm đam mê với máy tính, kinh doanh và giải quyết vấn đề. Ngôi nhà của Page chứa đầy tạp chí và linh kiện máy tính. Năm 1979, khi Larry 6 tuổi, gia đình mua chiếc máy tính Exidy Corcerer và Carl Jr. viết hệ điều hành cho nó. Với phần mềm xử lý văn bản tự tạo và máy in, Larry đã dùng Exidy để làm bài tập về nhà. “Đó là lần đầu tiên có học sinh làm ra thứ gì đó trên phần mềm word”, tác giả Richard L. Brandt viết trong cuốn The Google Guys. Carl Page qua đời vì viêm phổi tháng 5/1996, vài tháng sau khi con trai chuyển đến California. BBC miêu tả ông là “người tiên phong trong khoa học máy tính và trí tuệ nhân tạo”. Cái chết của cha ảnh hưởng rất lớn đến Page. Một ngày, ông đọc bản thảo bài phát biểu của cha mình tại trường trung học Flint Mandeville và bị “thổi bay” vì nó. Cha của ông viết: “Chúng ta đang bước vào một thế giới đổi thay. Chúng ta sẽ tham gia hoặc chứng kiến sự phát triển trong khoa học, thuốc và ngành công nghiệp chúng ta không thể mơ về hôm nay”. Bạn không thể trở thành một trong những người giàu nhất thế giới nếu không chấp nhận rủi ro và hoài bão. Larry Page đã làm cả hai thứ trong một thời gian dài. Khi còn chưa tốt nghiệp đại học Michigan, ông đã có ý tưởng điên rồ là xây dựng hệ thống vận tải cá nhân tại trường để thay thế xe buýt. Ông không thích đợi xe buýt, có lúc đến trễ và có lúc thì có mưa. Dù chưa bao giờ chế tạo nó, ông vẫn ám ảnh về cách chúng ta di chuyển. Và giờ, nhờ vào nguồn lực vô biên của Page, giấc mơ đó đã phát triển thành xe hơi tự lái, trong tương lai có thể đưa người già và người mù đến nơi họ cần đến cũng như giảm hơn 1,2 triệu ca tử vong hàng năm từ tai nạn giao thông mà phần lớn xuất phát từ tài xế. “Bạn không bao giờ đánh mất một giấc mơ. Nó chỉ được ấp ủ như một sở thích”. |