Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) |
Chiều 26/3,àNộiđềnghịgiữnguyênphươngántuyểnsinhlớpvớimôbong da wap keo Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã tổ chức Hội nghị trực tuyến về phòng, chống dịch Covid-19 và công tác chỉ đạo quản lý dạy học trong thời gian học sinh nghỉ học.
Tại hội nghị, về phương án tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2020-2021 sắp tới, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết trước đó Sở đã có văn bản trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt kế hoạch tuyển sinh năm học 2020-2021, giữ nguyên phương án tuyển sinh như năm học 2019-2020 với 4 môn thi.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, ngày thi sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội công bố tùy theo tình hình dịch và theo sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Môn thi thứ tư sẽ được công bố trước 2 tháng sau khi có ngày thi chính thức.
Ông Phạm Văn Đại đề nghị giáo viên, học sinh yên tâm học đều các môn bởi nội dung thi sẽ nằm trong chương trình tinh giản của Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự kiến công bố vào cuối tháng 3/2020
Cũng tại hội nghị, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho rằng việc dạy và học trên truyền hình , qua Internet là trách nhiệm của toàn ngành đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội sẽ sớm lựa chọn phần mềm dạy học trực tuyến miễn phí do một số nhà tài trợ có uy tín hỗ trợ để triển khai giảng dạy tại các trường.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục và trường học thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các chỉ đạo của Trung ương, thành phố, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội về phòng, chống dịch COVID-19.
Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục tiếp tục triển khai việc khai báo y tế, nắm bắt tình hình sức khỏe của cán bộ, giáo viên, học sinh và thực hiện chế độ báo cáo hằng ngày, nếu có vấn đề đột xuất cần báo cáo ngay.
Ông Chử Xuân Dũng đề nghị toàn ngành tích cực, chủ động ủng hộ bằng tinh thần và vật chất đối với những người đang tham gia chống dịch ở tuyến đầu.
Các trường cần tiếp tục nắm bắt, quán triệt xử lý nghiêm việc tung tin đồn thất thiệt, không đúng sự thật, làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch của đất nước, đồng thời vận động phụ huynh học sinh không đưa những thông tin thất thiệt vào các nhóm mạng xã hội gây hoang mang.
Về việc dạy và học trên truyền hình và qua Internet, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đánh giá cao sự chủ động vào cuộc của một số trường trên địa bàn thành phố đã triển khai dạy học trực tuyến ngay từ khi học sinh phải nghỉ học do dịch COVID-19.
Ông Chử Xuân Dũng đề nghị các đơn vị cần thống nhất về mặt nhận thức trong triển khai các giải pháp phù hợp giai đoạn hiện nay.
Ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: "Cần coi đây là trách nhiệm của toàn ngành đối với việc đảm bảo chất lượng giáo dục cho học sinh. Các trường phải xây dựng kế hoạch cụ thể về việc dạy học qua Internet và thực hiện nghiêm túc theo hướng dẫn của Sở. Sở sẽ sớm có văn bản hướng dẫn về cách đánh giá học sinh thường xuyên, định kỳ và cuối kỳ."
Học sinh tại Hà Nội học bài qua truyền hình. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN) |
Tại hội nghị, nhiều ý kiến của Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã và các cơ sở giáo dục đều cho rằng việc dạy học qua truyền hình và qua Internet là phù hợp trong bối cảnh hiện nay.
Cách làm này một mặt giúp học sinh củng cố kiến thức, tiếp thu bài học mới, đảm bảo chương trình giáo dục phổ thông, mặt khác giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tiếp cận tốt hơn với công nghệ thông tin, rèn luyện, từng bước nâng cao năng lực tự học của học sinh đối với việc học qua Internet và trên truyền hình.
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy (Hà Nội) Phạm Ngọc Anh cho biết, 81% học sinh Tiểu học và 92% học sinh Trung học Cơ sở trên địa bàn tham gia học trực tuyến, gần 100% học sinh học trên truyền hình.
Các trường đã chỉ đạo giáo viên cùng theo dõi chương trình để giao bài tập sát, đồng bộ với cả hai hình thức. Quận Cầu Giấy đã chi 200 triệu đồng để cài đặt phần mềm họp trực tuyến cho toàn bộ 100% cơ sở giáo dục trên địa bàn. Do đó, các cuộc họp giao ban, trao đổi chuyên môn không bị gián đoạn do dịch bệnh.
Đại diện Trường Trung học Cơ sở-Trung học Phổ thông Nguyễn Tất Thành (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết trường đã sử dụng bộ công cụ Office 365 cho công tác giảng dạy từ 2 năm trước. Do đó, nhà trường hoàn toàn chủ động giải quyết các vấn đề học sinh phải nghỉ học do dịch.
Đại diện Trường Trung học Phổ thông Trần Phú (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cũng khẳng định nhiều phụ huynh rất đồng tình với việc dạy học qua Internet và trên truyền hình.
Tuy nhiên, một số trường của các huyện Thanh Oai, Thanh Trì có tỷ lệ học sinh tham gia học qua Internet còn chưa cao, chỉ từ 70-80%, tỷ lệ học trên truyền hình đạt 90-95%.
Tại các địa phương này, nhiều gia đình học sinh còn chưa có điều kiện về mặt cơ sở hạ tầng để đáp ứng yêu cầu học trực tuyến, có gia đình không lắp đặt Internet, có gia đình không có điện thoại thông minh, thậm chí có gia đình không có tivi.
Về những khó khăn này, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Lê Ngọc Quang đề nghị các đơn vị giáo dục tìm giải pháp tháo gỡ bằng các hình thức linh hoạt để không có một học sinh nào bị bỏ rơi, không tiếp thu được kiến thức trong thời gian nghỉ học.
Theo Nguyễn Cúc (TTXVN/Vietnam+)
- Đến thời điểm này, môn thi thứ 4 vào lớp 10 vẫn chưa được Sở GD-ĐT Hà Nội công bố khiến học sinh và phụ huynh cảm thấy khá áp lực.
(责任编辑:Thể thao)