- 4 vệ tinh của dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia do kỹ sư Việt Nam tham gia hoặc trực tiếp sản xuất sẽ được phóng lên vũ trụ từ cuối năm 2018 đến năm 2022.
Bốn vệ tinh này bao gồm: vệ tinh Micro Dragon,ệtinhViệtNamsảnxuấtsắpphónglênvũtrụwest ham – crystal palace NanoDragon và 2 vệ tinh LOTUSSat-1 và 2.
Thông tin trên được ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh quốc gia cho biết tại hội nghi sơ kết và triển khai kế hoạch 2017 - 2022 của Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, sáng 23/3.
Theo đó, hai vệ tinh Micro Dragon và Nano Dragon sẽ được hoàn thành vào tháng 9 năm nay và sẽ được phóng lên vũ trụ trong năm 2018.
Lộ trình phóng các vệ tinh "made in Vietnam". Ảnh: VNSC. |
Trong đó, vệ tinh Micro Dragon nặng 50kg dự kiến sẽ được phóng vào tháng 10/2018 được phát triển bởi 36 kỹ sư của Việt Nam được cử sang Nhật đào tạo.
Nhiệm vụ của vệ tinh này là quan sát vùng bờ biển của Việt Nam nhằm xác định chất lượng nước biển cũng như xác định vị trí tàu thủy.
Sau vệ tinh Micro Dragon và NanoDragon, Việt Nam sẽ phóng vệ tinh rađa LOTUSat-1 vào năm 2019, LOTUSat-2 vào năm 2022.
LOTUSat-1 và LOTUSat-2 có khối lượng 600kg, tuổi thọ hoạt động trên quỹ đạo là 5 năm. Hai vệ tinh này sử dụng công nghệ radar thay vì công nghệ quang học như vệ tinh VNREDSat-1 trước đây, cho phép chụp ảnh trong mọi điều kiện thời tiết.
Các kỹ sư Việt Nam sẽ tham gia chế tạo LOTUSat-1 dưới sự hỗ trợ của Nhật Bản còn vệ tinh LOTUSat-2 sẽ được chế tạo ngay tại Việt Nam. Hiện tại, Việt Nam và Nhật Bản đang chuẩn bị ký hợp đồng chế tạo vệ tinh LOTUSat-1.
Theo ông Tuấn, việc chế tạo và phóng hai vệ tinh này hợp phần quan trọng trong dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia, không chỉ giúp tiết kiệm hàng nghìn tỉ đồng mỗi năm nhờ giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra.
Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia có tổng giá trị hơn 12 ngàn tỷ đồng từ nguồn vốn ODA của Nhật Bản, kéo dài từ năm 2012 - 2022.
Ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Vệ tinh Quốc gia. Ảnh: Lê Văn. |
Ngoài việc phóng các vệ tinh do Việt Nam sản xuất, Dự án Trung tâm Vũ trụ quốc gia còn nhiều hợp phần khác để đưa Việt Nam tiến lên làm chủ công nghệ vệ tinh, như đào tạo nhân lực ngành công nghệ vũ trụ, xây dựng Trung tâm Vệ tinh quốc gia tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc.
Theo ông Tuấn, trong thời gian tới, Trung tâm Vũ trụ Quốc gia cũng sẽ đưa vào hoạt đông các đài quan sát thiên văn tại Nha Trang và Hòa Lạc, đặc biệt, Bảo tàng vũ trụ tại Hòa Lạc cũng sẽ đưa vào phục vụ cộng đồng vào năm 2018.
Theo ông Châu Văn Minh, Chủ tịch Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam, Dự án Trung tâm Vũ trụ Quốc gia là dự án lớn nhất trong lĩnh vực KHCN từ trước tới nay.
"Qua dự án này, VN sẽ có hạ tầng công nghệ vũ trụ hiện đại, từng bước làm chủ công nghệ vệ tinh nhỏ quan sát trái đất và đào tạo một đội ngũ cán bộ trẻ có trình độ cao trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ" - ông Minh khẳng định.
Lê Văn
(责任编辑:World Cup)
Angelina Jolie siêu quyền lực trong bom tấn 'Chủng tộc bất tử'
Có nên mua Bphone 2017 hay không?
Cyzone Esports Stadium có hơn 300 máy, cho trải nghiệm từ 14g00 hôm nay (30/8)
Inter được bơm tiền từ Trung Quốc, Conte mua sắm lớn
Khai mạc hội thảo Toàn cảnh CNTT Việt Nam 2018
Samsung khẳng định pin Galaxy Note 9 tuyệt đối an toàn
Apple đạt giá trị nghìn tỷ USD nhờ keo kiệt với khách hàng?
Bức tranh khắc họa đống rơm tăng giá 45 lần lên… 2.500 tỷ đồng
Galaxy Note 8 hơn iPhone ở những điểm này đây