Nhớ ‘khoảnh khắc xa xỉ’, dòng xe kiên nhẫn xếp hàng thứ tự dù làn bên trống vắng_bxh cúp liên đoàn anh

时间:2025-01-23 04:21:11 来源:Fabet

Trưa ngày 14/1 vừa rồi,ớkhoảnhkhắcxaxỉdòngxekiênnhẫnxếphàngthứtựdùlànbêntrốngvắbxh cúp liên đoàn anh chạy xe 4 bánh trên phố Thuỵ Khuê, Hà Nội, tôi cảm thấy thật ngạc nhiên khi xe ô tô trên đường không có tình trạng chen ngang, hay lấn trái ở đoạn 2 chiều.

giaothonglap.jpg
Lái xe ở Nga tuân thủ quy tắc giao thông. Ảnh: NVCC

Đặc biệt, đoạn đền Đồng Cổ - đình An Thọ - chợ Bưởi có bị ùn ứ trên làn xe ô tô, nhưng tuyệt đối không thấy lái xe nào vượt lên để chen ngang. Họ kiên nhẫn xếp hàng theo thứ tự, dù ở quãng đường một chiều (với ô tô), làn bên trái vắng.

Điều đó khiến tôi nhớ tới câu chuyện ở nước Nga xa xôi.

Vào 19h11 tối một ngày Chủ nhật cách đây gần 5 năm, tôi đi ô tô từ sân bay quốc tế Sheremetyevo về trung tâm Moscow cũng gặp cảnh ùn ứ, do cư dân từ các nhà nghỉ cuối tuần trở lại thủ đô để sáng thứ 2 làm việc.

Mọi lái xe ô tô đều xếp hàng răm rắp, không lấn trái, không chen ngang, tự giác giữ trật tự. Điều đó thật tuyệt vời.

Tôi hy vọng tương lai gần, ở Việt Nam, khi tắc đường, tất cả người lái ô tô đều tự giác xếp thứ tự như cảnh trên phố Thụy Khuê hôm 14/1. Điều này đồng nghĩa trình độ dân trí, văn hoá giao thông nước ta ngày càng được nâng cao.

Ngoài ra, còn 2 tình huống đi đường mà tôi thường xuyên gặp phải phiền toái, bực dọc, cũng hy vọng tương lai sẽ có sự thay đổi, góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ ở nước ta.

Tình huống thứ nhất là trên phố Tô Hiệu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Đoạn không có đèn tín hiệu, bên công viên Nghĩa Đô, có các vạch sơn sọc ngựa vằn và biển báo “đường dành cho người đi bộ sang ngang”.

giaothonglap2.jpg
Vạch cho người đi bộ qua đường ở nước ngoài. Ảnh: NVCC

Nhưng chiều tối nào đi bộ trên vạch sơn để sang đường vào công viên, tôi cũng phải “nhường đường cho xe cơ giới”. Thật trớ trêu. Vì theo Điều lệ Báo hiệu đường bộ quy định, lái xe phải ưu tiên, nhường đường cho người đi bộ.

Khi sang Nga, tôi đã có thực tế sang đường trên vạch sơn sọc (2 màu vàng, trắng) cho người đi bộ. Những người lái xe ô tô với trình độ dân trí văn minh, bao giờ cũng tạm dừng xe lại, để ưu tiên nhường đường cho người đi bộ.

Tình huống thứ 2, lái xe ô tô trên đường đôi ở ngoài khu vực đông dân cư, mỗi khi tôi xin vượt, những người lái xe tải trên 3,5 tấn và xe ô tô trên 30 chỗ thường không chịu chuyển sang làn bên cạnh để cho vượt.

Thế nên, tôi mong sao những gì trông thấy trên phố Thụy Khuê sẽ trở thành nét văn hoá giao thông bình thường, không còn là “khoảnh khắc xa xỉ” trong tương lai không xa.  

Cuộc sống luôn có những câu chuyện đáng để chúng ta suy nghĩ. Một chuyến xe đêm cuối năm vắng vẻ, một ngày mưa tầm tã chen chân giữa phố xá đầy xe cộ, một bàn tay bất ngờ đưa ra đỡ ta đứng dậy sau cú vấp té… Những câu chuyện tưởng chừng rất nhỏ, nhưng có thể chất chứa nhiều bài học trong đó.

Mời độc giả chia sẻ cùng chúng tôi những câu chuyện mà các bạn bắt gặp trong cuộc sống đời thường và cảm thấy cần phải lên tiếng phản đối hoặc bênh vực. Đó có thể là những câu chuyện về người tốt, việc tốt, hoặc đơn giản là một nỗi bực dọc thoáng qua về một hành động kém nhân văn của người nào đó.

Bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected]

推荐内容