“Đau đầu” với lụcbình
Có thể nói,ụcbìnhCầncóbiệnphápxửlýhiệuquảhơkết quả bóng đá hạng 2 của đức chưa bao giờ lục bình trên sông Sài Gòn lại nhiềunhư năm nay. Con sông Sài Gòn kéo dài từ hồ Dầu Tiếng về TP.Hồ Chí Minh vốn cóđộ dốc thấp, thủy triều tác động không lớn như nhiều con sông khác nên dòng chảychậm. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến cho lục bình có điều kiệnsinh trưởng ổn định và gây khó khăn cho tàu bè qua lại trên sông.
Hiện nay, công tác thu gom, xử lý lục bình gần như chỉ trông cậy vào các phương tiện cơ giới của BIW
Tại khu vực Phú An (TX. Bến Cát), lục bình theo dòng thủytriều mỗi ngày dồn ứ về tấp vào bên bờ phía Bình Dương xanh rì, gây ùn tắc khiếntàu bè không thể qua lại. Tại đây, ca nô loại lớn thường xuyên dùng để đi trênsông cũng không thể nào hoạt động được. Bà Nguyễn Thị Thu, một người dân sốnglâu năm ở địa phương lắc đầu cho biết: “Năm nào lục bình cũng dồn về đây khiếntàu thuyền không thể lưu thông được. Trước kia ấp này còn có vài người làm nghềcá nhưng giờ lục bình nhiều quá không thể thả lưới được nữa, đành bỏ”.
Trong khi đó, tại khu vực chợ Thủ, phường Phú Cường (TP.ThủDầu Một), chúng tôi bắt gặp tài công Nguyễn Văn Bình đang dùng cây gạt từng mảnglục bình lớn ra xa để bảo đảm an toàn cho chân vịt của chiếc phà đưa khách sangsông Sài Gòn. Tài công Bình cho biết: “Chưa năm nào lục bình nhiều như năm nay.Lục bình nhiều quá, gặp thủy triều lớn hoặc gió Tây Nam là ùn tấp vào mạn bờphía Bình Dương khiến chúng tôi phải rất vất vả để điều khiển phương tiện trênsông”.
Lục bình không chỉ cản trở tàu thuyền thông thương trên cácsông chính mà còn làm ùn ứ kênh rạch, các nhánh sông nhỏ, gần như làm tê liệthoàn toàn chức năng điều tiết nước của hệ thống này. Chính những tác hại ấy làtrở lực lớn cho quyết tâm cải tạo hệ thống thủy lợi, nhà vườn để phát triểnnông nghiệp đô thị, nông nghiệp ứng dụng kỹ thuật cao của Bình Dương trongtương lai gần.
Cần chung tay hành động
Nhận thấy những tác hại nguy hiểm từ lục bình sinh sôi, nảynở trên sông Sài Gòn, trong nhiều năm qua Bình Dương đã triển khai nhiều biệnpháp khác nhau để tìm cách tận diệt lục bình, trả lại sự thông thoáng cho bề mặtsông ngòi, kênh rạch trên địa bàn. Nhiều ý tưởng được đưa ra thực hiện. TổngCông ty Becamex IDC đã từng thực hiện việc vớt lục bình về làm phân bón cho câysao nhưng không thành công. Lại có doanh nghiệp đưa ra ý tưởng tận dụng lụcbình làm phân vi sinh, làm bột ván ép nhưng chưa khả thi.
Trong khi đó, được sự phân công của UBND tỉnh, trong nhiềunăm qua Công ty TNHH MTV Cấp thoát nước - Môi trường Bình Dương (BIWASE) đảm nhậnviệc dùng phương tiện cơ giới để vớt lục bình, sau đó mang đi xử lý tại Xí nghiệpXử lý chất thải của công ty. Do chưa có máy móc chuyên dùng, chưa phải là lựclượng chuyên trách nên BIWASE tạm thời dùng 2 máy đào và 2 xà lan, có độ chếgàu múc bằng lưới để vớt lục bình. Chỉ tính riêng trong năm 2013, BIWASE đã vớtkhoảng 530 tấn lục bình trên sông Sài Gòn. Từ đầu năm 2014 đến nay, công tycũng đã ra quân 3 đợt, vớt tổng cộng 1.850 tấn lục bình.
Dù số lượng lục bình được vớt tăng cao kỷ lục so với các nămtrước nhưng theo đánh giá của BIWASE, con số đó vẫn chưa thấm vào đâu so với sốlượng thực tế trên sông Sài Gòn vào thời điểm hiện tại. “Chúng tôi vớt baonhiêu cũng không hết vì sông dài, liên quan đến 3 tỉnh Bình Dương, Tây Ninh,TP.Hồ Chí Minh. Khi chúng tôi vừa vớt xong bên bờ Bình Dương thì gió và thủytriều lại đẩy ngược lục bình từ bờ TP.Hồ Chí Minh sang, thủy triều rút thì lụcbình từ đầu nguồn lại đổ về”, anh Nguyễn Ngọc Mạnh, Giám đốc Xí nghiệp Quản lý,khai thác thủy lợi thuộc Công ty BIWASE cho biết.
Theo anh Mạnh, nếu muốn xử lý triệt để lục bình trên sôngSài Gòn cần có sự vào cuộc của nhiều ngành, nhiều địa phương và nhân dân. Đặcbiệt là phải có sự chung tay, góp sức của cả Bình Dương, Tây Ninh lẫn TP.Hồ ChíMinh trong việc xử lý lục bình, khai thông dòng chảy cho tàu thuyền thôngthương, hoạt động bình thường trên sông Sài Gòn. Ngoài ra, đã đến lúc Bình Dươngcần lập ra lực lượng chuyên trách để xử lý vấn nạn lục bình. Khi đó, cả con ngườilẫn phương tiện sẽ được đầu tư chuyên nghiệp hơn. Có như thế, hoạt động thu gomlục bình, khai thông dòng chảy trên sông sẽ có những hiệu quả tốt hơn.
KHÁNH VINH