Cách làm các món ăn truyền thống Tết Đoan Ngọ_nhan dinh yokohama

Dù bận bịu với công việc nhưng nhiều chị em vẫn tranh thủ thời gian rảnh tự làm các món ăn truyền thống cho Tết Đoan Ngọ (5/5 Âm lịch).

Chị Nguyễn Ánh Hòa cho biết cứ vào gần ngày tết Đoan Ngọ,áchlàmcácmónăntruyềnthốngTếtĐoanNgọnhan dinh yokohama nhà chị lại rộn ràng chuẩn bị các đồ để đón tết. Ngay từ những ngày đầu tháng, chị đã chuẩn bị đi chợ chọn mua những cân gạo nếp cẩm ngon để làm cơm rượu, rồi gần kề ngày thì mua thêm ít mận, đào, chanh, đỗ đen để giết sâu bọ.

“Chè đỗ đen, trứng nấu luộc từ hôm trước, để phơi sương sau đó sáng mùng 5 cúng gia tiên , tắm tiên rồi vào cả nhà cùng thụ lộc. Còn riêng món cơm rượu nếp cẩm thì chuẩn bị từ mấy hôm trước để cơm còn kịp lên men”, chị Hòa chia sẻ.

Cũng muốn có một cái Tết Đoan Ngọ thật vẹn toàn, chị Hà Minh Châu chuẩn bị để “giết sâu bọ” cả nửa tháng nay. Chị bảo, đã lâu lắm rồi không được thưởng thức cơm rượu, bánh gio nên năm nay cố gắng làm bằng được, vừa để đã “cơn thèm”, vừa để con gái biết hương vị của Tết Đoan Ngọ truyền thống là như thế nào.

“Cơm rượu, bánh gio là hai món không thể thiếu trong mâm cỗ đón Tết Đoan Ngọ. Ngoài ra mình còn làm thêm siro mận, mứt mận để đổi vị cho cả nhà. Ngày trước có hai vợ chồng muốn ăn muốn làm nhưng lại ngại lích kích, nhưng giờ có con rồi thì chịu khó một chút để con biết hương vị truyền thống”, chị Châu chia sẻ.

Dưới đây là công thức làm một số món ăn truyền thống cho Tết Đoan Ngọ được các bà nội trợ đảm chia sẻ:

Cơm rượu nếp cẩm

Nguyên liệu:

Gạo nếp cẩm: 1kg

Men rượu: 2 viên

Đường, lá chuối để ủ

{keywords}

Nên làm trước Tết Đoan ngọ khoảng một tuần để cơm rượu kịp lên men (Ảnh Nguyễn Ánh Hòa)

Cách làm

Bước 1: Gạo ngâm qua đêm đãi sạch trấu, cho lên nồi hấp chín.

Bước 2: Múc cơm nếp tãi ra mâm để nguội.

Bước 3: Men nhặt sạch trấu giã hoặc xay nhuyễn.

Bước 4: Trải la chuối sạch vào nồi cơm điện, lần lượt cho vào 1 lượt cơm nếp, 1 lượt men rây mịn, cứ làm lần lượt cho đến hết, cuối cùng lót thêm 1 lớp lá chuối bên trên, đậy vung ủ khoảng 2-3 ngày, khi cơm lên men múc ra cho vào âu sạch cất vào tủ lạnh dùng dần, khi ăn cho 1 ít đường cho dễ ăn.

Siro mận

Nguyên liệu:

Mận: 1kg chọn loại ruột đỏ, quả to đều, còn cứng.

Đường: 1kg.

{keywords}

Siro mận thơm ngon mà dễ làm (ảnh Lê Thu Hương).

Cách làm:

Bước 1: Mận rửa sạch, để ráo nước rồi gọt vỏ.

Bước 2: Hòa một nắm muối với nước đun sôi để nguội rửa qua mận một lần nữa, vớt ra rổ để ráo nước.

Bước 3: Cho mận vào lọ thủy tinh để ngâm, cứ rải một lớp mận, một lớp đường cho tới hết theo tỷ lệ 1kg mận – 1 kg đường. Sau đó cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 2-3 ngày cho đến khi đường tan hết.

Bước 4: Khi đường đã tan thì đổ cả mận và nước đường vào nồi, đun sôi to lửa khoảng 10 phút khuấy đều tay. Sau đó vớt ngay quả mận ra. Để nước nguội hẳn rồi cho lại cả mận và nước vào hũ, bảo quản trong ngăn mát dùng dần.

Bánh gio mật mía

Nguyên liệu:

Gạo nếp: 500g

Đỗ xanh đã bỏ vỏ: 100g

Đường, muối, nước tro

Lá gói (lá tre bương hoặc lá chuối hoặc lá dong), dây lạt

{keywords}

Cách làm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Vo đãi gạo nếp nhiều lần cho thật sạch, sau đó ngâm trong nước lạnh có hòa ít muối khoảng 5 giờ.

Sau khi ngâm gạo với nước lạnh, tiếp tục cho gạo vào ngâm với nước tro (pha nước tro theo tỷ lệ 1 thìa canh nước tro với 1 lít nước lọc) trong vòng 20-22 giờ cho đến khi gạo ngấm nước tro.

Vớt gạo ra rửa lại nhiều lần với nước cho sạch, xóc thêm ít muối, cho ra rổ để ráo nước.

Đỗ xanh ngâm với nước ấm khoảng 2 giờ, cho vào nồi hấp chín. Sau đó cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc giã cho mịn. Cho đỗ lên chảo đảo cho đến khi mặt đỗ se khô lại, cho thêm đường đảo tiếp rồi bắc ra để ngội, vo thành từng viên tròn nhỏ như hòn bi.

Lá gói rửa sạch, trần qua nước sôi sau đó để ráo.

Bước 2: Gói bánh

Xếp chồng 2 lá lên nhau, cuốn đầu lá thành hình phễu. Dùng thìa múc 1 thìa gạo nếp, đặt 1-2 viên đỗ xanh lên trên sau đó múc 1 lần gạo nếp nữa để phủ lên đỗ, dùng thìa ấn nhẹ phần gạo nếp xuống cho thật chặt. Gấp hết phần góc còn lại của lá cho kín, dùng lạt buộc chặt.

Bước 3: Luộc bánh

Đun nước sôi rồi thả bánh vào luộc, để nước ngập bánh khoảng 10 cm. Luộc bánh trong khoảng 2 giờ, cứ nước cạn lại cho thêm nước sôi vào. Khi bánh chín, vớt ra xả dưới vòi nước lạnh rồi để ra rổ thoáng cho ráo.

Bước 4: Làm mật mía chấm bánh

Cho đường trắng vào chảo nóng, đun nhỏ lửa cho đến khi đường chảy thành nước màu vàng cánh gián, đặc, quánh lại là được.

K. Minh

Ngoại Hạng Anh
上一篇:Phút cuối của nghệ sĩ Hữu Thành
下一篇:Bức tranh viễn thông năm 2018: Gam màu nào là chủ đạo?