Ông Năm (Nguyễn Văn Công,ãonôngkiếmtiềntỷsaucúquotbẻláiquotphávườntráicâytrồngkiểngthúlịch bóng đá anh 77 tuổi) được người trong ngành hàng cây cảnh đặt biệt danh là "vua kiểng thú" của tỉnh Bến Tre. Khu vườn 4.000m2 ở Cái Mơn, huyện Chợ Lách của ông Năm như một sở thú với đủ loại voi, hổ, hươu nai, chim muông, rồng phượng làm từ cây cảnh.
Ông Năm kể, trước đây gia đình ông trồng cây ăn trái nhưng thu nhập không cao. Đầu những năm 1980, nhận thấy các tỉnh thành có nhu cầu cây xanh để chỉnh trang đô thị, ông Năm quyết định phá vườn trái để trồng cây cảnh.
"Tôi chọn sanh, si vì loại cây này sức sống tốt, nhanh chóng tạo bóng mát. Đúng như dự đoán, khi tôi vừa có hàng thì khách từ các tỉnh thành miền Đông hỏi mua rất nhiều", ông Năm chia sẻ.
Ông Năm nhớ có một khoảng thời gian ông liên tục được các công ty cây xanh khắp nơi mời đi giao lưu, tư vấn cách trồng cây. Thời gian đó hàng ông làm ra bao nhiêu cũng không đủ bán. Chỉ sau mấy năm chuyển nghề, lão nghệ nhân đã mua thêm 4ha đất để trồng cây nguyên liệu.
Khi thị trường cây công trình có dấu hiệu cạnh tranh, ông Năm lại chuyển sang làm kiểng hình, kiểng thú với những cây cảnh khổng lồ.
"Hầu hết nhà vườn chỉ làm cây kiểng kích thước ngang ngửa con người, tôi chọn làm những sản phẩm cao đến vài ba mét, thậm chí 7-8m. Khách chuộng lắm, nhất là các khách sạn, khu du lịch. Thị trường khi ấy gần như có mình tôi bán, không ai cạnh tranh", ông Năm cho biết.
Để có hàng khủng, ông Năm phải tìm cách ép những cành si, sanh mọc thẳng tắp cao đến 9m, nhưng chỉ lớn bằng cổ tay để dễ uốn nắn. Cây trồng nhiều năm mới dùng được. Uốn nắn được sản phẩm đẹp cũng không đơn giản nên dù đã truyền nghề cho nhiều thợ nhưng chưa ai khiến Năm ưng ý.
"Kiểng lớn chỉ cần lệch chút là ai cũng thấy ngay nên làm phải rất tỉ mỉ, con nào bụng thon phải thon, con nào bụng phệ phải phệ", ông Năm giảng giải.
Theo ông Năm, bộ 12 con giáp là những sản phẩm khó làm nhất trong ngành hàng kiểng thú vì nhiều kích cỡ, nhiều chi tiết to nhỏ. Trong đó, kiểng hình rồng dễ làm nhất vì nghệ nhân tưởng tượng linh vật đó ra sao cũng không ai cãi được. Còn tạo hình trâu, chó, chỉ cần nét mặt không đúng, dáng bụng không đúng ai cũng nhận ra ngay, nên làm rất khó.
Sản phẩm đắt giá nhất lão nghệ nhân từng bán là cặp rồng dài hơn 20m, trị giá 80 triệu đồng. Tuy nhiên hầu hết hàng của ông Năm đều chỉ có giá dao động quanh mức 10 triệu đồng, đều làm theo đơn đặt hàng trước.
Không chỉ bán cho mối hàng trong nước, hàng năm lão nghệ nhân còn xuất khẩu hàng nghìn sản phẩm sang Úc, Singapore, Campuchia. Có những cây cảnh yêu cầu kỹ thuật cao, ông Năm bay tới tận nơi để chính tay hoàn thiện sản phẩm trong vườn nhà khách.
Để đáp ứng thị hiếu và dễ dàng vận chuyển, ông Năm đang áp dụng cách tạo tác cây cảnh từ modun lắp ghép. Một sản phẩm sẽ được chia thành nhiều phần, chỉ được ráp lại với nhau khi đã được đặt trong vườn của khách. Nhờ cách làm này, ông Năm từng thi công một nhà đón khách kèm hành lang tản bộ bằng cây xanh dài hơn 200m cho một khu du lịch.
Ông Năm cho biết, vườn kiểng của ông hiện sử dụng 20 lao động địa phương. Riêng tiền công thợ mỗi năm khoảng 2 tỷ đồng. Thời gian trước dịch Covid-19, mỗi năm lão nghệ nhân bán trên 3 tỷ đồng tiền hàng. Những năm gần đây, do nhu cầu thị trường giảm nên doanh thu cũng có phần chững lại.
Đã gần 80 tuổi nhưng hàng ngày lão nghệ nhân vẫn ra vườn uốn cây cùng đội thợ. Công việc của ông chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật cho mọi người. Con trai út của ông đang được hướng dẫn để tiếp quản nghề của cha.
(责任编辑:Cúp C1)
Hổ ngâm nguyên con trong sòng bạc của hai ‘nữ quái’ ở Đồng Nai
PSG hốt liền Icardi và Navas ngày cuối chuyển nhượng
De Gea từ chối đề nghị gia hạn hợp đồng MU
Cuộc sống chật vật của người đàn ông 'sợ' soi mình trong gương
Bác sĩ lo vì người dân tự chữa đau mắt đỏ
Nhà hoành tráng, xa hoa của các nữ MC VTV
Tết trung thu và những điều thú vị
Nỗi ám ảnh 11/9 và những vết thương loang lổ
Ukraine phát hiện vụ tham nhũng 40 triệu USD trong thỏa thuận mua vũ khí