Khi được hỏi điều gì là niềm tự hào của đời mình,ựlậnđậnchínhtrườngcủanguyênsoáinổitiếngLiênXôkeonhacai5. Zhukov trả lời: “Niềm tự hào là ở chỗ: tôi bảo vệ được thủ đô nước nhà và đánh chiếm thủ đô kẻ địch”. Nhiều người không ưa Zhukov cho đây là biểu hiện của tính tự cao tự đại.
Người ta còn truyền nhau một giai thoại. Các tướng lĩnh ganh tỵ với vinh quang của Zhukov tố cáo “chủ nghĩa Bonapart” của ông, rằng Zhukov ví mình như Hoàng đế Napoleon. Nghe vậy, ông không hài lòng: “Sao lại ví ta với Napoleon? Napoleon bại trận còn ta thắng trận cơ mà”.
Cánh sỹ quan trẻ vốn khâm phục Zhukov, lại càng tán thưởng câu trả lời thông minh và quả là có phần thiếu khiêm tốn này. Trong khi đó, hố ngăn cách giữa Zhukov và các tướng lĩnh già ngày càng rộng, càng sâu hơn. Họ hẳn chưa quên chuyện cũ thời chiến tranh.
Nguyên soái Zhukov. Ảnh: TASS |
Một sỹ quan Bộ tổng Tham mưu khi chuẩn bị kế hoạch tác chiến, để lấy lòng Zhukov, đã đề dưới chỗ phê chuẩn: “Phó tổng Tư lệnh Tối cao thứ nhất”. Tuy nhiên, khi duyệt kế hoạch, Zhukov nổi cáu: "Ta không phải là phó thứ nhất mà là phó duy nhất của đồng chí Stalin".
Tính độc đáo, gia trưởng cũng không bỏ quên Zhukov. Trong thời gian làm Tư lệnh Quân khu Odessa, Zhukov đã xung đột gay gắt với ban lãnh đạo địa phương, đến mức Bí thư Thứ nhất Tỉnh uỷ Odessa phải cầu cứu Moscow: “Hãy cứu chúng tôi khỏi nhà độc tài này”.
Không tham khảo ý kiến Trung ương, Bộ trưởng Quốc phòng Zhukov triệu hồi Tư lệnh quân đội Liên Xô tại Hungary Kazakov về nước và bổ nhiệm làm Tư lệnh quân khu.
Việc đến tai nhà lãnh đạo Hungary-Kadar, ông này liền đề nghị để Kazakov ở lại. Khi Ban Bí thư trao đổi ý kiến với Zhukov, ông cự nự: “Tôi đã ra lệnh thì các anh phải nghĩ đến việc giữ uy tín cho tôi, một Uỷ viên Đoàn Chủ tịch chứ”.
Sau này, Bí thư Trung ương Suslov đặt vấn đề: “Vậy Trung ương có quyền hỏi Zhukov, việc giữ uy tín cho Trung ương phải chăng không phải là trách nhiệm thiêng liêng của đồng chí ấy?".
Trong những ngày chiến tranh, Phó Tổng tư lệnh tối cao không bao giờ thay đổi quyết định hay mệnh lệnh của mình. Đến khi thời cuộc đổi thay, nhưng nguyên soái vẫn không muốn thay đổi thói quen của mình.
Một trong những cách lí giải khác cho việc Khrushev loại bỏ Zhukov là do sợ Zhukov tiếm quyền. Khrushev rất lo lắng về vụ việc thành lập trường đặc nhiệm trực thuộc Tổng cục Tình báo. Bộ trưởng Quốc phòng cần lính đặc nhiệm làm gì đây mà không cho Trung ương biết.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, Zhukov thuộc vào dạng ít ỏi các tướng lĩnh mà chỉ xuất hiện vào thời điểm nguy cơ cực điểm của quốc gia. Họ sinh ra cho trận mạc. Nhưng dù thế nào, trong mắt nhân dân Nga, Zhukov vẫn là vị tướng thiên tài, lập những chiến công bất diệt.
Nguyên Phong
Chuyến đi định mệnh của nguyên soái nổi tiếng Liên Xô
Đầu tháng 10/1957, Bộ trưởng Quốc phòng G. Zhukov được cử đi thăm Nam Tư, giúp ban lãnh đạo Liên Xô hàn gắn quan hệ với nhà lãnh đạo nước này B. Tito.