Trung tâm CEF Hanoi đặt tại Đại học Hà Nội và CEF TP. Hồ Chí Minh đặt tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội vùng Nam Bộ là 2 trong 8 CEF ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Các Trung tâm Hướng nghiệp Pháp ngữ còn lại được đặt tại Đại học Quốc gia Mông Cổ,ắthaiTrungtâmHướngnghiệpPhápngữđầutiêntạiViệsoi keo italia Đại học Đồng Tế (Trung Quốc), Viện Công nghệ Campuchia, Đại học Rangsit (Thái Lan), Đại học Quốc gia Lào và Đại học Quốc gia Vanuatu. Đây là những không gian kết nối nhằm tăng cường cơ hội việc làm, khả năng hội nhập nghề nghiệp và tinh thần khởi nghiệp của sinh viên. Được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế, CEF Hà Nội và CEF TP Hồ Chí Minh có 4 hoạt động chính: tư vấn, cung cấp thông tin và hướng dẫn, hỗ trợ tìm việc làm; đào tạo các kỹ năng mềm; chứng chỉ nghề nghiệp; khởi nghiệp. Các đơn vị thụ hưởng không bó hẹp trong các trường đại học có sử dụng tiếng Pháp là thành viên của Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) mà còn mở cửa rộng rãi cho các trường đại học khác của Việt Nam. "Tháng 5/2020, AUF đã khởi động một chiến dịch tham vấn toàn cầu với hơn 15.000 ý kiến phản hồi từ các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản lý đại học, giảng viên và sinh viên từ hơn 75 quốc gia. Kết quả của cuộc tham vấn này cho phép AUF và các đối tác của mình cùng nhau xây dựng lộ trình cho khối khoa học Pháp ngữ sát hơn với nhu cầu thực tế. Trong số các nhu cầu được nêu lên, khả năng hội nhập thị trường lao động của sinh viên là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia Châu Á", Ông Jean-Marc Lavest, Giám đốc Châu Á – Thái Bình Dương của AUF cho biết. "Tại Hà Nội, sứ mệnh của trung tâm này là hướng dẫn học sinh trung học lựa chọn ngành đào tạo phù hợp ở bậc đại học và giúp sinh viên từ tất cả các trường đại học của Việt Nam có các kỹ năng cần thiết để có thể gia nhập thị trường lao động một cách nhanh chóng và dễ dàng. Chúng tôi sẽ cố gắng xây dựng một “hệ sinh thái” để liên kết các trường trung học phổ thông, trường đại học và các nhà tuyển dụng", bà Nguyễn Thị Cúc Phương, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội cho biết. Như các CEF khác tại Châu Á - Thái Bình Dương, CEF Hanoi và CEF TP. Hồ Chí Minh mong muốn trở thành điểm hẹn của 6 đối tượng chủ chốt, vừa là bên đóng góp, vừa là bên thụ hưởng: các quốc gia nơi AUF, các cơ sở giáo dục đại học, người sử dụng lao động/doanh nhân và học sinh/sinh viên. Các đối tác sẽ tham gia đóng góp dưới nhiều hình thức: tham gia giảng dạy và đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ kỹ thuật hoặc tài chính. 69 trung tâm CEF trên toàn cầu sẽ liên kết với nhau thông qua 1 nền tảng tích hợp, nơi cung cấp các chương trình đào tạo từ xa, chia sẻ các sự kiện và các thực hành hay nhất trong lĩnh vực hỗ trợ việc làm cho sinh viên. Đây cũng là nơi chia sẻ các nguồn tài nguyên giáo dục, tạo điều kiện để gắn kết nhà trường và doanh nghiệp. Thúy Nga GS.TS Lê Quân tham gia Hội đồng Quản trị Tổ chức Đại học Pháp ngữGiám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội Lê Quân vừa được bầu vào Hội đồng Quản trị Tổ chức Đại học Pháp ngữ và trở thành một trong 18 thành viên đại diện cho 10 khu vực có sử dụng một phần hoặc toàn phần tiếng Pháp. |