Đèn Check Engine bật sáng và trong trường hợp thế này,ậtđènCheckEnginesángvàđâylàlýtỷ số psv bạn sẽ thường nghĩ đến những tình huống sửa chữa tốn kém khi mang xe đến gara để kiểm tra. Nhưng thực tế, có khá nhiều vấn đề có thể dẫn tới hiện tượng kể trên và không phải tất cả đều nghiêm trọng.
Dưới đây là 6 nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng xe bị rung lắc, khiến đèn báo động cơ Check Engine sáng, cũng như cách giải quyết các vấn đề này.
Kiểm tra đèn Check Engine nhấp nháy hay đứng yên
Khi bạn thấy đèn Check Engine sáng, điều đầu tiên mà bạn nên làm đó là xem nó nhấp nháy liên tục hay đứng yên. Trong phần lớn các trường hợp, đèn Check Engine nhấp nháy là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra. Còn đèn đứng yên thường cho biết rằng mã lỗi chẩn đoán đã được ghi lại và lưu trữ.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng xe bị rung lắc khi đèn Check Engine nhấp nháy
Khi đèn Check Engine nhấp nháy kèm theo sự rung lắc thì đây chắc chắn là dấu hiệu cho thấy động cơ đang bị bỏ máy. Thuật ngữ “bỏ máy” (Misfire Engine) có thể hiểu là một hoặc nhiều xi lanh bỏ qua chu trình đốt cháy hay nói cách khác là không hoạt động.
Trong khi chúng ta dễ dàng chẩn đoán triệu chứng bỏ máy là nguyên nhân gốc rễ của các hiện tượng kể trên thì việc xác định đâu là nguồn gốc của triệu chứng bỏ máy nói chung lại khó hơn nhiều.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng bỏ máy
1. Bugi bị lỗi/hư hỏng/bị mòn
Bugi là bộ phận có nhiệm vụ cung cấp tia lửa điện để tạo ra quá trình đốt cháy hỗn hợp không khí và xăng trong mỗi xi lanh. Theo thời gian, bugi có thể bị bám cặn hoặc khoảng trống giữa 2 cực của bugi có thể không còn chính xác, khiến việc đánh lửa trở nên khó khăn, nếu không muốn nói là không thể hoạt động.
Điều này dẫn đến nguyên nhân bỏ máy và bạn có thể được sửa chữa thông qua việc bảo trì, bảo dưỡng thích hợp. Kiểm tra tình trạng của bugi (và thay chúng khi cần thiết) là một chặng đường dài để ngăn ngừa triệu chứng bỏ máy trong tương lai.
2. Bô-bin đánh lửa bị hỏng
Bô-bin là một bộ phận thuộc hệ thống đánh lửa của xe ô tô có nhiệm vụ sinh ra các dòng điện cao áp giúp bugi phóng tia lửa điện. Theo thời gian, do tiếp xúc nhiệt từ động cơ tạo ra, lớp vỏ cách điện bên ngoài của bô-bin có thể giòn và nứt. Điều này dẫn đến hệ thống đánh lửa không còn sự chính xác cần thiết.
3. Nắp bộ chia điện, dây bugi bị nứt/đứt
Một nguyên nhân khác có thể xảy ra của triệu chứng bỏ máy là sự cố liên quan đến nắp bộ chia điện khi bộ phận này bị nứt hoặc dây bugu bị ăn mòn và đứt.
4. Kim phun nhiên liệu
Một nguyên nhân phổ biến nữa có thể gây ra lỗi động cơ là một hoặc nhiều kim phun nhiên liệu bị lỗi. Kim phun nhiên liệu có thể bị hỏng về mặt cơ học hoặc về điện, dẫn tới nhiên liệu không được phun đủ tới các xi lanh.
Điều này khiến quá trình sinh công trên một xi lanh không đủ mạnh do thiếu chất xúc tác là nhiên liệu trong chu trình đốt cháy, dẫn đến hiện tượng động cơ rung lắc. Đáng chú ý là bạn có thể cảm nhận được điều này khá dễ dàng.
5. Mất áp suất nén
Tình trạng bỏ máy có thể đến từ lý do mất áp suất nén trên một hoặc nhiều xi lanh. Hiện tượng này hiếm khi xảy ra nhưng có xu hướng phổ biến hơn trong trường hợp động cơ có số kilomet lớn hoặc động cơ quá cũ.
Mất áp suất nén có thể phát sinh do vòng pít tông bị hỏng, pít tông bị hỏng hoặc các vấn đề liên quan đến van (xupap). Đệm nắp động cơ gặp vấn đề cũng có thể gây ra mất áp suất nén đột ngột.
6. Hệ thống kiểm soát khí thải bị lỗi
Các thiết bị kiểm soát khí thải bị lỗi hoặc bị tới hạn cũng có thể là nguyên nhân gây ra triệu chứng bỏ máy liên tục trên một hoặc nhiều xi lanh của động cơ. Điều này thường xảy ra nhất trong trường hợp van tuần hoàn khí xả EGR bị kẹt ở vị trí mở.
Điều này cho phép các khí thải dư thừa được tuần hoàn vào ống nạp của động cơ để tái đốt cháy. Kết quả là, mức độ bão hòa oxy giảm xuống dưới mức cho phép, dẫn tới cản trở quá trình đốt cháy nhiên liệu hiệu quả.
Triệu chứng bỏ máy kiểu này có nhiều khả năng xảy ra ngẫu nhiên trên các xi lanh khác nhau. Nguyên nhân là do khí thải dư thừa được tuần hoàn không theo quy định giữa mỗi xi-lanh của động cơ.
Gặp cảnh báo đèn Check Engine sáng, có nên tiếp tục lái xe hay không?
Nếu đèn báo Check Engine trên xe của bạn hiện đang nhấp nháy và kèm theo rung lắc ở đầu xe một cách rõ ràng, tốt nhất là bạn nên giảm tốc độ để lái xe ở tốc độ thấp để có thể đến điểm đến an toàn.
Như đã đề cập ở trên, các triệu chứng của đèn Check Engine báo sáng thường liên quan đến việc động cơ bị bỏ máy hoặc mất một phần / hoàn toàn quá trình đốt cháy trên một hoặc nhiều xi-lanh.
Đây không chỉ là một cảnh báo về việc động cơ mất hiệu suất, mà thường báo trước một số vấn đề liên quan có thể phát sinh trong tương lai nếu triệu chứng động cơ bỏ máy không được khắc phục.
Một ví dụ tương tự là hư hỏng bộ chuyển đổi xúc tác của xe có xu hướng xảy ra bất cứ khi nào nhiên liệu thừa được đưa vào cửa xả của động cơ, hay do thiếu tia lửa…
Trong mọi trường hợp, nguyên nhân gốc rễ của tình trạng động cơ bỏ máy cần được chẩn đoán kỹ lưỡng và sửa chữa càng sớm càng tốt. Làm như vậy sẽ ngăn chặn các vấn đề phát sinh thêm, nhiều vấn đề trong số đó có thể sẽ khiến bạn bỏ ra nhiều chi phí để sửa chữa.
Nếu bạn cảm thấy không đủ tự tin trong việc tự chẩn đoán và khắc phục sự cố, hãy hẹn gặp thợ sửa chữa lành nghề hoặc trung tâm bảo hành của đại lý trong thời gian sớm nhất có thể.
Trong khi khởi động và vận hành ô tô nếu đèn check engine bật sáng có nghĩa là xe đang gặp trục trặc ở hệ thống điều khiển. Nếu không xử lý ngay sẽ rất nguy hiểm.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)