Amazon cam kết đầu tư 1 tỷ USD vào tháng 1,áoriếtđầutưvàoẤnĐộket qua truc tuyen 7m Facebook chi gần 6 tỷ USD cuối tháng 4, còn Google vượt mặt tất cả với khoản tiền 10 tỷ USD. Họ là một phần trong làn sóng đầu tư vào ngành công nghệ Ấn Độ năm 2020, phần lớn tới từ Mỹ.
Chỉ vài tháng trước, người ta còn chưa hề nghĩ tới quy mô và nguồn gốc của các khoản đầu tư như vậy vào Ấn Độ khi tất cả các hãng trên đang xung đột với nhà chức trách nước này. Chuyến thăm News Delhi của các CEO công ty công nghệ Mỹ đều bị ghẻ lạnh.
Từ đó tới nay, nhiều thứ đã thay đổi. Dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu, đặc biệt tại Ấn Độ. Căng thẳng ngoại giao giữa Ấn Độ và Trung Quốc tràn sang lĩnh vực công nghệ, kết hợp với sự hồ nghi sẵn có của chính quyền Tổng thống Trump với các doanh nghiệp Trung Quốc. Chiến tranh công nghệ Mỹ - Trung và nguy cơ mới đối với hoạt động tại các thị trường như Hong Kong đã nâng tầm Ấn Độ đối với hãng công nghệ Mỹ.
Tuy nhiên, làn sóng đầu tư cũng nhấn mạnh một điều hiển nhiên: nền kinh tế số với 700 triệu người dùng Internet và gần nửa tỷ người chưa được nối mạng là cơ hội quá lớn để bất kỳ công ty nào có thể bỏ qua.
Jay Gullish, người phụ trách chính sách công nghệ tại tổ chức vận động US-India Business Council, cho rằng mọi người có niềm tin về lâu dài Ấn Độ sẽ trở thành thị trường tốt, quy định sẽ công bằng, minh bạch hơn.
CEO Microsoft Satya Nadella (phải) và tỷ phú giầu nhất châu Á Mukesh Ambani |
Nhiều năm nay, Silicon Valley hầu hết phải đứng ngoài nhìn vào Trung Quốc do bức tường số Great Firewall. Luật an ninh mới tại Hong Kong, nơi Facebook và Google vẫn đang hoạt động, lại đẩy họ ra xa hơn. Luật cho phép nhà chức trách sử dụng quyền lực để quản lý các nền tảng công nghệ. Facebook, Google, Twitter cho biết sẽ ngừng chia sẻ dữ liệu với chính quyền Hong Kong, còn TikTok quyết định rút lui hoàn toàn.
Bên cạnh đó, hồ nghi đối với công nghệ Trung Quốc của chính quyền Mỹ ngày một tăng. Tổng thống Trump vừa công bố hạn chế visa đối với nhân viên Huawei và một số hãng khác, đồng thời xem xét cấm TikTok của ByteDance.
Đây chính là nước đi củng cố quan hệ giữa Mỹ và Ấn Độ. Chính phủ Ấn Độ đã cấm TikTok cùng 58 ứng dụng Trung Quốc khác vào tháng 6 sau vụ đụng độ tại biên giới hai nước khiến 20 binh sỹ Ấn Độ thiệt mạng. Làn sóng tẩy chay sản phẩm Trung Quốc tại đây bùng phát mạnh mẽ hơn. Dù Ấn Độ và Trung Quốc không dễ “đường ai nấy đi” về công nghệ, những căng thẳng gần đây có thể tăng cường mối dây liên hệ lâu dài giữa Mỹ và Ấn Độ.
Ravi Shankar Chaturvedi, Giám đốc nghiên cứu Học viện Kinh doanh thuộc đại học Tufts, chỉ ra hàng ngàn kỹ sư Ấn Độ đang làm việc tại Silicon Valley, còn người Ấn cũng đang giữ chưc vụ cao tại Google, Microsoft và vài hãng công nghệ Mỹ khác.
Cùng lúc với việc các hãng công nghệ Mỹ để mắt tới thị trường Ấn Độ, người giầu nhất châu Á củng cố vị trí như một người gác cổng thiện chí.
Phần lớn đầu tư công nghệ vào Ấn Độ năm nay đều kết thúc tại các công ty của tỷ phú Mukesh Ambani. Jio Platforms, công ty dịch vụ kỹ thuật số thuộc tập đoàn Reliance của ông Ambani, đã huy động được hơn 20 tỷ USD từ cuối tháng 4. Các nhà đầu tư muốn dùng nó để nhanh chóng thâm nhập nền kinh tế số khổng lồ của Ấn Độ.
Jio ra mắt dưới dạng mạng di động năm 2016 và nhanh chóng thu về gần 400 triệu thuê bao. Sau đó, công ty này lấn sân sang thương mại điện tử, thanh toán số, streaming, thậm chí cả nền tảng họp video tương tự Zoom. Dường như tỷ phú Ambani muốn biến Jio thành hệ sinh thái tổng quát cho người dân nước này và rõ ràng, Silicon Valley cũng muốn có phần.
So với công phá Great Firewall của Trung Quốc, tiến vào thị trường của Ấn Độ dễ hơn nhiều. Tất cả những gì doanh nghiệp Mỹ cần chỉ là trả phí cho Reliance để gia nhập. Là một trong các công ty Ấn Độ lớn nhất được điều hành bởi người giầu nhất cả nước, Reliance có tầm ảnh hưởng vô tiền khoáng hậu và không bị quy định về lưu trữ dữ liệu, thương mại điện tử - vốn là chướng ngại vật của Facebook, Google và Amazon – cản trở. Theo ông Chaturvedi, Reliance tác động tới hầu hết quy định thương mại điện tử và luật địa phương hóa dữ liệu.
Bên cạnh đó, khi chính quyền Trump tăng cường đóng cửa nền kinh tế Mỹ với phần còn lại của thế giới, Silicon Valley buộc phải tìm cách mở rộng tầm với mà Ấn Độ là lựa chọn khả thi. Mark Lemley, Giám đốc chương trình Luật, khoa học và công nghệ của Đại học Stanford, nhận xét Mỹ không còn là điểm đến hấp dẫn của sáng tạo như 5 năm trước. Mỹ ra các chương trình hạn chế mới với thị thực làm việc L-1 và H-1B khiến việc đưa nhân tài từ các nước tới Mỹ khó khăn hơn. Tương lai, Mỹ có thể không còn là trung tâm đổi mới nữa.
Du Lam (Theo CNN)
Một ngày sau khi chính phủ ban hành lệnh cấm, người dân Ấn Độ không thể sử dụng TikTok, trong khi ứng dụng này cũng biến mất trên các 'chợ' của Apple, Google.