您现在的位置是:Nhà cái uy tín >>正文

Đại biểu Quốc hội thảo luận dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi)_tóc thằng bờm

Nhà cái uy tín91255人已围观

简介Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Văn Độ phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)Tiếp tục chương ...

Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang Trần Văn Độ phát biểu ý kiến. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 9,ĐạibiểuQuốchộithảoluậndựánBộluậthìnhsựsửađổtóc thằng bờm chiều 26-5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Bộ luật hình sự (sửa đổi).

Nhiều ý kiến tại phiên thảo luận tán thành với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết, mục tiêu sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện Bộ luật hình sự cũng như những quan điểm chỉ đạo xây dựng dự án Bộ luật hình sự nhằm cụ thể hóa và tạo cơ sở pháp lý bảo đảm thi hành Hiến pháp năm 2013 và tiếp tục thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng về công tác tư pháp, trong đó có pháp luật hình sự, đặc biệt là Nghị quyết số 08-NQ/TW, Nghị quyết số 48-NQ/TW và Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Dự thảo Bộ luật có tổng số 443 điều (tăng 99 điều so với Bộ luật hình sự hiện hành), trong đó giữ nguyên nội dung 43 điều, bãi bỏ 06 điều, bổ sung mới 68 điều và sửa đổi 329 điều (trong đó có 51 điều được tách ra từ 20 điều của Bộ luật hình sự hiện hành).

Đại biểu Phùng Văn Hùng (Cao Bằng) và một số ý kiến khác c ho rằng để bảo đảm tính khả thi, chất lượng và hiệu quả của dự án Bộ luật, việc sửa đổi cơ bản, toàn diện Bộ luật lần này trước hết, cần tập trung giải quyết những vấn đề thực sự vướng mắc làm hạn chế hiệu lực, hiệu quả của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã được làm rõ trong quá trình tổng kết thực tiễn thi hành Bộ luật hình sự, chỉ bổ sung những vấn đề mới khi thực sự cần thiết, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, hoàn thiện chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước.

Nhiều ý kiến tán thành với đề xuất của Chính phủ về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự án Bộ luật này. Tuy nhiên, trong điều kiện Quốc hội khóa XIII chỉ còn 3 kỳ họp, việc ban hành Bộ luật hình sự (sửa đổi) có ý nghĩa rất quan trọng, đây là cơ sở pháp lý để xây dựng các đạo luật khác như Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi), Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự, Luật tạm giữ, tạm giam.

Do đó, sau khi Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, đề nghị Quốc hội xem xét tổ chức lấy ý kiến nhân dân về một số vấn đề quan trọng còn nhiều ý kiến khác nhau, làm cơ sở cho việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Bộ luật, bảo đảm chương trình cho ý kiến và thông qua dự án Bộ luật hình sự qua 2 kỳ họp.

Thảo luận về quy định tội phạm và hình phạt trong luật chuyên ngành (mở rộng nguồn của luật hình sự), các đại biểu Lê Minh Thông ( Thanh Hoá) , Phan Văn Tường (Thái Nguyên) tán thành với quan điểm của Uỷ ban Tư pháp là cơ quan thẩm tra cho rằng việc quy định tập trung chính sách hình sự, tội phạm và hình phạt trong một Bộ luật bảo đảm sự đồng bộ, minh bạch, nhất quán mang tính hệ thống của chính sách hình sự, bảo đảm tính thuận tiện trong việc thực hiện và áp dụng pháp luật.

Việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến tội phạm và hình phạt phải bảo đảm tính khách quan, thống nhất và đồng bộ của cả hệ thống tội phạm và hình phạt và các chế định khác của pháp luật hình sự.

Việc các đạo luật chuyên ngành đơn lẻ quy định tội phạm và hình phạt sẽ khó có thể đáp ứng yêu cầu này và dẫn đến thiếu nhất quán trong chính sách hình sự. Vì vậy, không nên đặt vấn đề quy định tội phạm và hình phạt trong luật chuyên ngành khác.

Thảo luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) cho rằng những vướng mắc trong việc xử lý pháp nhân vi phạm pháp luật xuất phát từ khâu tổ chức thực hiện, mà không phải do thiếu cơ sở pháp lý.

Căn cứ quy định hiện hành, vẫn có thể xử lý trách nhiệm dân sự, hành chính đối với pháp nhân và xử lý hình sự đối với người có thẩm quyền của pháp nhân.

Bên cạnh đó, các chế tài hình sự áp dụng đối với pháp nhân theo phương án của dự thảo Bộ luật (tước quyền sử dụng giấy phép, đình chỉ hoạt động, cấm kinh doanh...) cũng đã được áp dụng trong xử lý vi phạm hành chính.

Để làm rõ thêm những căn cứ của Chính phủ đối với vấn đề này, đề nghị ban soạn thảo cần cung cấp thêm thông tin để chứng minh cho việc quy định xử lý trách nhiệm pháp nhân là cần thiết, đại biểu Lê Thị Nga đề xuất.

Bên cạnh đó, các đại biểu Phùng Văn Hùng, Lê Minh Thông và một số ý kiến khác tán thành với đề xuất của Chính phủ về sự cần thiết bổ sung vào Bộ luật hình sự quy định về trách nhiệm hình sự và phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân là tổ chức kinh tế. Đại biểu Đinh Xuân Thảo (Hà Nội) cho rằng quy định này phù hợp xu hướng thế giới nhưng phải xử lý cả người có trách nhiệm trong pháp nhân đó, tránh trường hợp trách nhiệm tập thể bỏ lọt tội phạm cá nhân.

Xung quanh vấn đề hạn chế hình phạt tử hình, nhiều ý kiến tán thành với định hướng tiếp tục hạn chế hình phạt tử hình ở cả 3 phương diện: giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình; quy định điều kiện chặt chẽ nhằm hạn chế các trường hợp áp dụng hình phạt tử hình và mở rộng hơn đối tượng bị kết án tử hình nhưng không phải thi hành án tử hình nhằm thể hiện rõ sự khoan hồng, nhân đạo của Nhà nước.

Tuy nhiên, về giảm bớt số tội danh có hình phạt tử hình, đại biểu Lê Minh Trọng (Tây Ninh), Lê Minh Thông (Thanh Hóa) đề nghị chưa nên bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, vì đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng và xét về ý nghĩa chính trị, chừng nào còn duy trì hình phạt tử hình thì không nên bỏ hình phạt tử hình ở các tội danh này.

Sáng 27/5, theo chương trình, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe t ờ trình dự án Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự; thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015 và thảo luận Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014./.

Theo Vietnam+ 

Tags:

相关文章



友情链接