Hiệu quả của vắc xin Covid_dongtamlongan .com

Các loại vắc xin Covid-19 hiện nay được tạo ra để chống lại chủng virus SARS-CoV-2 gốc có từ năm 2020. Nguồn dược phẩm này cho thấy tỷ lệ thành công rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh nặng và tử vong.
Khi virus tiến hóa, đôi khi chúng phát triển các đột biến làm cho vắc xin yếu hơn. Hệ miễn dịch - được đào tạo để chống lại chủng virus ban đầu - có thể không sản xuất đủ kháng thể chống lại biến thể mới.
Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận định, mặc dù một số biến thể có đột biến tránh được hệ miễn dịch nhưng vắc xin vẫn giúp giảm nguy cơ nhập viện và tử vong.
Hiệu quả của vắc xin Pfizer
- Chủng ban đầu
Vắc xin Pfizer đã khiến các nhà khoa học ấn tượng với kết quả lâm sàng được công bố vào cuối năm 2020. Loại dược phẩm này có hiệu quả tới 95% trong việc ngăn ngừa Covid-19 có triệu chứng sau liều thứ hai.
Một nghiên cứu ở Israel, được công bố vào tháng 5, cho thấy 2 liều Pfizer có thể đảm bảo hơn 95% khả năng chống lại nhiễm bệnh, bệnh nặng và tử vong.
- Biến thể Anh
Nghiên cứu cho thấy vắc xin Pfizer có khả năng bảo vệ chống lại biến thể Anh tới 93%.
- Biến thể Ấn Độ
Vắc xin Pfizer có hiệu quả 33% đối với bệnh nhân nhiễm biến thể Ấn Độ sau liều đầu tiên, hiệu quả tăng lên 88% sau 2 liều. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc tiêm đủ 2 liều thuốc.
- Biến thể Nam Phi
Vào tháng 4, Pfizer tuyên bố vắc xin của họ dường như hiệu quả 100% trong việc chống lại biến thể Nam Phi.
Trong số 800 người ở Nam Phi, 9 trường hợp mắc bệnh Covid-19 ở Nam Phi đều không tiêm vắc xin. Nhưng các chuyên gia cho biết nghiên cứu được công bố trên tờ Lancet chỉ khảo sát trên một nhóm nhỏ.
Vắc xin AstraZeneca
- Chủng gốc
Hiệu quả tổng thể từ các thử nghiệm lâm sàng của vắc xin AstraZeneca đạt mức 70% vào tháng 12/2020. Sau khi phân tích thêm vào tháng 3, AstraZeneca cho biết, hiệu quả của vắc xin là 76% sau một liều.
Với khoảng cách từ 12 tuần trở lên giữa 2 liều, hiệu quả của vắc xin đã tăng tới 82%.
- Biến thể Anh
Các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford cho biết, vắc xin AstraZeneca có hiệu quả tương tự đối với biến thể Anh. Nghiên cứu của họ ghi nhận hiệu quả của vắc xin chống lại Covid-19 có triệu chứng là 74,6%.
- Biến thể Ấn Độ
Vắc xin AstraZeneca đã được chứng minh kém hiệu quả hơn so với Pfizer khi điều trị cho người nhiễm biến thể Ấn Độ. Loại vắc xin này có hiệu quả 60% trong việc ngăn ngừa, giảm nhẹ triệu chứng của chủng Ấn Độ.
- Biến thể Nam Phi
Một nghiên cứu quy mô nhỏ ở Nam Phi cho thấy vắc xin AstraZeneca không hiệu quả đối với bệnh nhẹ do biến thể Nam Phi gây ra.
Đại học Oxford cho biết nghiên cứu không đánh giá khả năng ngăn ngừa bệnh nặng phải nhập viện hoặc nguy cơ tử vong.
An Yên(Theo The Sun)

Đất nước ‘cần 10 năm’ mới tiêm xong vắc xin Covid-19 cho người dân
Hiện tại, Venezuela mới tiêm vắc xin cho chưa đầy 1% trong tổng dân số 30 triệu người.
相关文章
Tỷ lệ bác sĩ tại Việt Nam thấp hơn nhiều mức trung bình thế giới
Báo cáo của Bộ Y tế năm 2023 cho thấy, số bác sĩ trên 10.000 dân của Việt Nam là 12,5 (so với năm 202025-04-01Một số mô hình trường học lấy trẻ làm trung tâm
5 năm sau khi thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, mới đây (23/11),2025-04-01Xem siêu phẩm kiểu Ronaldo của cầu thủ Bình Dương
Phút 75, Hoàng Phương tung cú sút từ cự ly khoảng 30m, pha dứt điểm theo kiểu duỗi mu mà siêu sao Cr2025-04-01TPHCM và Sài Gòn đồng loạt 'thay máu', hoang mang cảnh.. đốt tiền
Bóng đá Sài thành đồng loạt “thay máu”...Ngay sau khi kết thúc mùa giải 2020 với vị trí thứ 3 khá tự2025-04-01Cứu sống nam thanh niên bị vỡ tim sau tai nạn giao thông
Sáng 9/10, thông tin từ Bệnh viện Trung ương Huế, đơn vị đã cứu sống một nam bệnh nhân bị vỡ tim sau2025-04-01Trao hơn 200 triệu đồng đến 3 chị em mồ côi ở Nam Định
Vừa qua, PV Báo VietNamNet đã về xóm Phong Doanh, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định, trao tận2025-04-01
最新评论