TrongChương trình Phiên họp thứ 20,ôngcònLuậtchờNghịđịnhNghịđịnhchờThôngtưtỷ lệ kèo 888.com sáng 20-8, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốchội Uông Chu Lưu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tiến hành chất vấn đối với Bộ trưởngBộ Tư pháp Hà Hùng Cường.
Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu phát biểutại phiên họp.Phiênchất vấn được tổ chức dưới hình thức trực tuyến tới các Đoàn đại biểu Quốc hội,đại diện Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốcvà được truyền hình, phát thanh trực tiếp để đồng bào, cử tri cả nước cùng theodõi.
Buổi chấtvấn sáng nay cũng có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình và Bộtrưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam và đại diện lãnh đạo một số bộ,ngành liên quan.
TheoBáo cáo của Bộ Tư pháp, qua hai năm đầu của nhiệm kỳ khóa XIII, Bộ đã cơ bảnhoàn thành nhiệm vụ được giao, không để xảy ra sai sót, bức xúc lớn trong lĩnhvực thuộc trách nhiệm quản lý.
Côngtác tham mưu cho Chính phủ xây dựng, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiệnChương trình xây dựng luật, pháp lệnh thuộc trách nhiệm của Chính phủ được thựchiện bài bản và có nền nếp hơn, bước đầu khắc phục được những hạn chế mà các vịĐại biểu Quốc hội và dư luận nêu từ nhiều năm nay; công tác thẩm định văn bảnquy phạm pháp luật bảo đảm tiến độ theo đúng quy định của pháp luật, có chất lượngvà chiều sâu hơn, từng bước khắc phục xu hướng chỉ thiên về tính pháp lý; côngtác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được tăng cường, bước đầu có sự gắn kếtvới công tác theo dõi thi hành pháp luật, hình thành cơ chế đồng bộ cho việctheo dõi, phát hiện, xử lý và kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật.
Báo cáocũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế trong từng lĩnh vực công tác củaBộ như công tác tham mưu xây dựng, triển khai Chương trình xây dựng luật, pháplệnh tuy đã đi vào nền nếp nhưng chất lượng còn chưa cao; công tác thẩm địnhvăn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiểm tra văn bảnquy phạm pháp luật của các Bộ, ngành tuy đã được cải thiện một bước nhưng còn hạnchế; việc phân tích, dự báo tác động của chính sách, pháp luật tới đời sống xãhội còn bất cập; khả năng phản ứng chính sách còn chưa kịp thời dẫn đến trong mộtsố lĩnh vực còn những khoảng trống về pháp luật; còn có sự cắt khúc, thiếu tínhliên kết giữa các khâu trong quá trình xây dựng, thẩm định, kiểm tra văn bảnquy phạm pháp luật.
Nộidung tập trung của đa số các câu hỏi trong buổi chất vấn sáng nay dành cho Bộtrưởng Tư pháp Hà Hùng Cường là trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc chậm banhành các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh dẫn đến tình trạng “Luật chờNghị định, Nghị định chờ Thông tư.” Các đại biểu cũng đề cập đến trách nhiệm thẩmđịnh văn bản quy phạm pháp luật của Bộ Tư pháp đối với những văn bản quy phạmpháp luật của các bộ ngành được ban hành trái quy định của pháp luật.
Đảm bảo chất lượng chương trình xây dựng luật,pháp lệnh
Câu hỏiđầu tiên dành cho Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường tại phiên chất vấn là của đạibiểu Trần Văn Tấn (Tiền Giang): Việc thực hiện Nghị quyết của Quốc hội trong việcxây dựng Chương trình luật, pháp lệnh hàng năm chưa nghiêm, thường xuyên thay đổi?Nguyên nhân, trách nhiệm của Bộ trưởng?
Thừa nhậnviệc thiết lập chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ có sự thay đổi,chất lượng chưa bảo đảm, chưa đúng tiến độ, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng,nguyên nhân của tình trạng này là do có nhiều dự án luật chuyên sâu, chuyên mônđòi hỏi cần có thời gian nghiên cứu hoặc do sự phối hợp giữa các bộ, ngànhtrong quá trình xây dựng các dự án luật chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, dẫn đếnchưa trình được theo kế hoạch.
Bộ trưởnggiải thích thêm, cũng có những dự án luật qua nghiên cứu có thay đổi từ luật sửađổi bổ sung sang luật sửa đổi nên cần có thời gian tổng kết, nghiên cứu. Bên cạnhđó, thời gian vừa qua, tình hình kinh tế-xã hội khó khăn, các bộ, ngành tậptrung cao độ cho công tác điều hành,quản lý kinh tế vì vậy việc xây dựng thể chếcòn có hạn chế nhất định. Thêm vào đó, nhiều việc cần chờ tổng kết của Trung ươnghoặc đang làm thí điểm, hoặc đang đàm phán những hiệp định quốc tế để có nhữngsửa đổi phù hợp…dẫn đến một số dự án luật bị chậm tiến độ.
Đề khắcphục tình trạng này, Chính phủ duy trì một năm ít nhất 2 phiên họp chuyên đề vềcông tác xây dựng pháp luật. Nhờ đó, tạo ra chuyển biến về tiến độ và chất lượngcủa công tác này. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Quốc hội đã thông qua 46 dự án luật,trong đó có 44 dự án luật do Chính phủ trình, đây cũng là một sự cố gắng củaChính phủ và Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Hà Hùng Cường nói.
Chất vấnBộ trưởng Tư pháp về đánh giá của Bộ về chất lượng chương trình xây dựng phápluật của Quốc hội, chất lượng chung của công tác văn bản quy phạm pháp luật củaChính phủ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hỏi: “Bộ trưởng có thấy trách nhiệmcủa mình không?giải pháp khắc phục tình trạng này của Bộ như thế nào?”
Trả lờichất vấn của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằngviệc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh mặc dù có chuyện rút, lùi,bổ sung... nhưng kết quả ngày càng nền nếp hơn. Chất lượng văn bản ngày càng tốthơn, nhất là qua khâu thẩm định. Những vi phạm lớn gây bức xúc trước đây hiệnnay không còn... Trên cả ba mặt về cơ bản đã có sự tiến bộ, khép kín quy trình.Bộ trưởng thẳng thắn, Bộ Tư pháp có trách nhiệm trong vấn đề này và sẽ có giảipháp giải quyết đồng bộ trong thời gian t ới .
Công tác xây dựng pháp luật là trách nhiệmchính trị của các Bộ trưởng
Đề cậpđến tình trạng chậm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh, các đạibiểu: Trương Văn Vở (Đồng Nai), Huỳnh Văn Tiếp (Cần Thơ) đề nghị Bộ trưởng trảlời về trách nhiệm và giải pháp khắc phục của Bộ về vấn đề này?
Trả lờicác câu hỏi này, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường khẳng định, việc khắc phụctình trạng nợ đọng ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh đã cóchuyển biến rõ nét, nhất là từ cuối năm 2012 đến nay. Tuy nhiên, vẫn còn nợ đọngcao trong năm 2013 với 107 văn bản. Giải thích nguyên nhân, Bộ trưởng Hà Hùng Cườngcho rằng, bộ phận pháp chế của các bộ, ngành còn thiếu về số lượng, yếu về chấtlượng và nhiều vấn đề bất cập khác nên chưa đảm bảo chất lượng, yêu cầu côngtác xây dựng pháp luật.
Cũng đềcập đến vấn đề này, hai lần đặt câu hỏi, Đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) thẳngthắn: Tình trạng thiếu văn bản hướng dẫn thi hành luật đang ảnh hưởng đến tiếntrình phát triển kinh tế-xã hội và gây ra nhiều bức xúc trong cử tri, vậy ai phảichịu trách nhiệm?
Bộ trưởngTư pháp Hà Hùng Cường cho biết Chính phủ đang dự thảo và sẽ sớm ban hành Nghịquyết chuyên đề về công tác xây dựng pháp luật, trong đó quy định trách nhiệmxây dựng pháp luật của Bộ trưởng và định kỳ hàng tháng, quý, năm báo cáo kết quảcông tác này.
Bộ trưởngcũng tán thành với đề xuất của đại biểu về việc Quốc hội có ý kiến chỉ đạo địnhkỳ 6 tháng, 1 năm Chính phủ báo cáo tiến độ công tác ban hành văn bản hướng dẫnluật, pháp lệnh trước Quốc hội. Đây được xem như một tiêu chuẩn đánh giá chất lượngcông tác và cũng là một trong tiêu chí trong quá trình tiến lấy phiếu tín nhiệmđối với Bộ trưởng, Chính phủ đã thống nhất như vậy, Bộ trưởng Hà Hùng Cườngnói.
Giảithích thêm tại buổi chất vấn về lý do dẫn đến nợ đọng văn bản hướng dẫn thihành luật, pháp lệnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam chobiết, tại các phiên họp của Chính phủ, vấn đề này đều được các thành viên Chínhphủ quan tâm, thảo luận.
Cácthành viên Chính phủ đều thống nhất việc ban hành các văn bản hướng dẫn thihành pháp luật đã có bước tiến dài nhưng vẫn chưa đạt được yêu cầu. Năm 2006,Chính phủ còn tồn 526 văn bản hướng dẫn thi hành chưa được ban hành; năm 2007là 481 văn bản và đến năm 2012 chỉ còn tồn đọng 163 văn bản. Năm 2013 việc banhành các văn bản hướng dẫn thi hành luật tăng lên.
Chínhphủ đã xác định nguyên nhân của trạng này là do trách nhiệm người đứng đầu ởcác bộ ngành và chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng luật của các bộ,ngành còn nhiều bất cập. Chính phủ đã có phương án và sẽ cố gắng khắc phục tìnhtrạng trên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định.
Bộ trưởngVũ Đức Đam cũng cho biết Văn phòng Chính phủ và Bộ Tư pháp cũng đang phối hợpxây dựng Đề án thí điểm kiểm soát việc ban hành thông tư của các Bộ, bắt đầungay từ các thông tư hướng dẫn thi hành luật thi hành luật xử lý vi phạm hànhchính.
Giảm thiểu khoảng trống trong hệ thống phápluật
Hai lầnđặt câu hỏi chất vấn, Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đặt vấn đề, có haykhông tình trạng tham nhũng, lợi ích nhóm trong quá trình xây dựng chính sáchvà pháp luật. Liệu có nên trao quyền cho người dân có quyền khởi kiện cơ quanban hành văn bản trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trái luật?
Bộ trưởngHà Hùng Cường khẳng định quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được quyđịnh và tiến hành hết sức chặt chẽ, qua nhiều tầng nấc nghiêm ngặt. Chỉ có khâuxây dựng Thông tư và Thông tư Liên tịch giữa các bộ, ngành là hiện còn thiếu kiểmsoát, Bộ cũng đang nghiên cứu xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ, minh bạch hơn.Đối với vấn đề có nên trao quyền khởi kiện cho người dân đối với những văn bảnhướng dẫn thi hành luật mà trái luật, Bộ trưởng Tư pháp cho rằng, hiện, chưa cócơ sở để quy định như vậy.
Bộ trưởnggiải thích thêm, xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là công tác củaNhà nước. Bộ trưởng dẫn chứng hệ thống pháp luật của nhiều nước chưa đề cập vàquy định theo xu hướng này và cũng không quy định có thể khởi kiện ra tòa án.Hiện nay trong quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng ta đang nghiên cứu môhình Hội đồng Hiến pháp, cũng có thể nghiên cứu trao cho cơ quan bảo hiến, Bộtrưởng đề xuất.
Trả lờiđại biểu Huỳnh Văn Tiếp về việc tồn tại những khoảng trống, kẽ hở của pháp luậtbị lợi dụng, Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết Bộ đã lưu ý đến vấn đề này và đãthành lập thêm một Vụ chức năng, chuyên theo dõi các vấn đề chung của pháp luậtvà chịu trách nhiệm rà soát những khoảng trống, kẽ hở của pháp luật để nghiên cứu,đề xuất phương hướng khắc phục.
Buổi chấtvấn cũng ghi nhận các ý kiến của các đại biểu trước tình trạng còn tồn tại nhiềuquy định, thông tư của các bộ gây bức xúc dư luận xã hội, làm chính sách xa rờithực tế mà không cơ quan nào có trách nhiệm, kiểm tra, giám sát, chấn chỉnhtình trạng trên... Về vấn đề này, Bộ trưởng Hà Hùng Cường thừa nhận có một sốquy định chưa phù hợp với thực tế. Bộ cũng đang từng bước tăng cường công táckiểm tra, khắc phục.
Kết luậnbuổi làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu khẳng định đây là phiên chấtvấn hết sức cần thiết nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng vàban hành văn bản quy phạm pháp luật. Qua chất vấn thấy rõ những tồn tại, hạn chếđòi hỏi trách nhiệm của Chính phủ và Bộ Tư pháp như có tình trạng dễ dãi trongviệc xây dựng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; công tác thẩmđịnh chất lượng, tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật còn nhiềubất cập chưa được khắc phục.
Phó Chủtịch Quốc hội cũng ghi nhận, Bộ Tư pháp đã có những cố gắng rất nhiều, thể hiệnqua số lượng các văn bản được ban hành thời gian gần đây. Đối với vấn đề nợ, đọngvăn bản dưới luật, Phó Chủ tịch cho rằng, cần giảm thiểu các dự án luật quy địnhgiao trách nhiệm cho Chính phủ ban hành để nâng cao tính khả thi của dự án luật.
Xác địnhtrách nhiệm của Bộ Tư pháp là rất lớn, Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đềnghị Bộ cần xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế chịu trách nhiệm của cơquan chủ trì, soạn thảo xây dựng văn bản hướng dẫn thi hành, trong trường hợp đểxảy ra tình trạng chậm trễ ban hành văn bản.
Chiềucùng ngày, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục chất vấn đối với Bộ trưởng TàiNguyên và Môi trường.
Theo TTXVN