Do thiếu tính kế thừa,àmrõviệctruythutỉđồngtiềnphụcấpưuđãicủagiáoviêkết quả vô địch quốc gia thụy điển bất cập trong việc hướng dẫn thực hiện văn bản, cách hiểu khác nhau về khái niệm trong các văn bản chuyên ngành, nóng vội kết luận… đã đẩy hơn 700 giáo viên của TP Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông rơi vào hoàn cảnh khó khăn, hoang mang lo lắng khi bị truy thu nhiều tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi vùng năm 2020. | Sớm làm rõ việc truy thu tiền phụ cấp ưu đãi theo kết luận thanh tra. |
Ngày 29/9, Thanh tra Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông ban hành Kết luận số 167/KL-STC về công tác quản lý tài chính ngân sách tại TP Gia Nghĩa trong năm 2020, trong đó kết luận Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Gia Nghĩa sai phạm chi vượt phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên, tổng số tiền truy thu hơn 5,5 tỉ đồng. Cụ thể, chi phụ cấp cho giáo viên trực tiếp đứng lớp theo mức ưu đãi vùng miền núi là 35% đối với bậc trung học cơ sở và 50% đối với cấp tiểu học, mầm non. Trong khi đó, theo cơ quan thanh tra mức chi của thành phố chỉ được áp dụng theo mức chi của vùng đồng bằng, thị xã, thành phố là 30% đối với cấp trung học cơ sở và 35% đối với cấp tiểu học, mầm non. Thầy giáo K’ Toàng, Chủ tịch Công đoàn Trường tiểu học Tô Hiệu, xã Đắk Nia cho biết, rất bất ngờ khi nhận kết luận thanh tra. Qua tìm hiểu, từ năm 2005 đến nay các quyết định, văn bản của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc, các bộ, ngành Trung ương chưa có văn bản điều chỉnh thay thế, thì việc hạ bậc từ hưởng theo mức ưu đãi miền núi xuống mức ưu đãi của đồng bằng là bất cập, không khuyến khích được giáo viên cống hiến cho phát triển giáo dục ở những địa phương khó khăn. Đại diện Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, phường Nghĩa Đức cho biết, toàn trường bị truy thu hơn 450 triệu đồng. Trong điều kiện hiện nay là quá khó đối với giáo viên, nhất là khi cơ quan thanh tra yêu cầu nộp trong 30 ngày. Mặt khác, theo Quyết định 172 của Ủy ban Dân tộc, đến nay Gia Nghĩa vẫn là địa phương vùng cao, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ cao. Việc áp dụng mức ưu đãi như ở đồng bằng là chưa phù hợp thực tế và các văn bản hiện hành. Liên quan đến chế độ ưu đãi nêu trên, trong các năm từ 2012 đến 2013 Sở Tài chính tỉnh Đắk Nông đã nhiều lần gửi văn bản đến các bộ: Tài chính, Nội vụ và Giáo dục và Đào tạo về việc xác định vùng và mức chi chế độ ưu đãi cụ thể cho giáo viên Gia Nghĩa. Đến ngày 25/7/2013, trên cơ sở thống nhất của các bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời là Gia Nghĩa thuộc vùng cao, được áp dụng chính sách ưu đãi đối với đơn vị miền núi. Sau đó, ngành giáo dục Gia Nghĩa được truy lĩnh chế độ ưu đãi gần 17,5 tỷ đồng, và từ năm 2013 đến năm 2020 tiếp tục hưởng ưu đãi theo chế độ miền núi. Cũng căn cứ vào nội dung các văn bản như trước, ngày 12/11/2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo lại có văn bản gửi tỉnh Đắk Nông hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi nhà giáo, trong đó nhấn mạnh: TP Gia Nghĩa thuộc tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thuộc khu vực vùng dân tộc và miền núi. Tuy nhiên, trái ngược là chính văn bản này lại khẳng định giáo viên giảng dạy ở TP Gia Nghĩa được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi theo tiêu chí ở vùng đồng bằng, thành phố, thị xã. Phó Giám đốc Sở Tài chính Đắk Nông Phan Thị Hiếu, người ký kết luận thanh tra cho biết, trong các quyết định của Ủy ban Dân tộc, văn bản của Bộ Nội vụ và nhiều văn bản khác của Đắk Nông đều khẳng định Gia Nghĩa là vùng cao. Tuy nhiên, theo văn bản của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 12/11/2020 và văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg lại chỉ quy định đối với hai vùng là “miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa” và “ đồng bằng, thành phố, thị xã”, mà không nhắc đến vùng cao nên cơ quan thanh tra áp dụng cho hưởng theo chế độ “đồng bằng, thành phố, thị xã” là phù hợp. Chúng tôi đặt vấn đề về tính kế thừa các văn bản trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đây là vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau tại sao không tạm dừng kết luận để xin ý kiến cấp trên? Bà Hiếu cho rằng, đây là thanh tra theo kế hoạch của năm 2020, việc bất cập giữa các văn bản là trách nhiệm của các cơ quan chuyên môn và cấp trên, thanh tra chỉ căn cứ vào văn bản hiện có, việc tạm dừng sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch thanh tra của đơn vị. Đại diện Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông cho biết, văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 5/6/2019 hướng dẫn thực hiện Quyết định 244/2005/QĐ-TTg nêu rõ: “Việc xác định địa bàn miền núi được thực hiện theo quy định của Ủy ban Dân tộc… Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị các bộ, ngành, địa phương gửi văn bản về Liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết”. Theo Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT, ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc thì Gia Nghĩa được công nhận là vùng cao. Từ đó đến nay chưa có văn bản thay thế các quyết định này nên các chế độ, chính sách vẫn áp dụng như cũ. Cũng theo Ban Dân tộc tỉnh Đắk Nông, muốn đạt được tiêu chí vùng cao trước hết phải đạt được tiêu chí miền núi, Gia Nghĩa được công nhận vùng cao có nghĩa là tiêu chí phải cao hơn miền núi, đồng nghĩa với việc áp dụng chính sách ưu đãi từ miền núi trở lên là phù hợp, không thể áp dụng tụt xuống chính sách của đồng bằng. Thông tư liên tịch số 29/2011/TTLT-BGDĐT-BTC của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em năm tuổi ở các cơ sở giáo dục mầm non quy định: “Đối tượng được chi hỗ trợ ăn trưa là trẻ em đang học mầm non có cha mẹ thường trú tại các xã biên giới, núi cao, hải đảo…”. Thông tư cũng quy định rõ, các xã núi cao là các xã vùng cao theo một số quy định của Ủy ban Dân tộc, trong đó có Quyết định số 172/2006/QĐ-UBDT ngày 7/7/2006 của Ủy ban Dân tộc về việc công nhận các xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao. Đại diện Sở Nội vụ Đắk Nông cho biết, Gia Nghĩa được công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh theo Nghị quyết số 835/NQ-UBTVQH14, ngày 17/12/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành thì phụ cấp khu vực của cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn TP Gia Nghĩa không bị điều chỉnh, vẫn áp dụng mức 0,5 theo lương cơ bản như trước đây. Đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông cho biết, hiện nay chỉ có một số văn bản của Trung ương có ghi từ vùng cao, còn hầu hết các văn bản còn lại chỉ ghi vùng miền núi. Thực tế hiện nay Đắk Nông được công nhận là tỉnh vùng cao, Gia Nghĩa là đơn vị cấp huyện/thị xã/thành phố vùng cao, việc này đã tạo ra nhiều khó khăn trong cách hiểu khái niệm và triển khai thực hiện chính sách. Trong khi còn có ý kiến chưa thống nhất, chưa rõ ràng thì Thanh tra Sở Tài chính kết luận mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên như vậy hơi vội. Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Nông sẽ đề nghị các cơ quan liên quan báo cáo, tổng hợp trình Thường trực Tỉnh ủy Đắk Nông chỉ đạo xử lý, đồng thời gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ý kiến trong phiên chất vấn kỳ họp Quốc hội sắp tới nhằm giải quyết rõ ràng vấn đề này. Theo Chấn Hưng/ Báo Nhân dân Giáo viên bị 'đòi' lại 5,5 tỷ đồng phụ cấp, Giám đốc Sở nói gì?Sở Tài chính Đắk Nông yêu cầu nhiều trường học ở TP Gia Nghĩa hoàn trả 5,5 tỷ đồng tiền phụ cấp ưu đãi đã chi sai cho giáo viên. |