Quang cảnh khai mạc phiên họp.
Sáng 12/7,âmhơnnữahoạtđộnggiámsáttheolĩnhvựcphụtrátruc.tiep.bong.da.hom.nay tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 24, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6.
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp.
Trình bày Báo cáo công tác dân nguyện của Quốc hội tháng 5 và tháng 6/2023, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết cử tri và nhân dân đánh giá cao kết quả Kỳ họp thứ 5 của Quốc hội.
Cử tri, nhân dân vui mừng, phấn khởi về tình hình kinh tế-xã hội trong nước tiếp tục ổn định và phát triển, kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát; tăng trưởng được thúc đẩy; các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm.
Lĩnh vực văn hóa, xã hội tiếp tục được chú trọng. Đời sống của người dân tiếp tục được cải thiện. Tình hình chính trị, xã hội ổn định. Công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, nhất là đối ngoại cấp cao, ngoại giao kinh tế. Uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam tiếp tục được củng cố, nâng lên…
Bên cạnh đó, cử tri, nhân dân bày tỏ sự quan tâm, lo lắng trước tình trạng thiếu điện, cắt điện luân phiên. Việc tiếp cận, thụ hưởng nhà ở xã hội còn nhiều hạn chế, giá bán còn cao, vượt quá khả năng tài chính của đa số người lao động.
Tình hình khó khăn của nhiều doanh nghiệp do sụt giảm đơn hàng. Người lao động bị mất việc, ngừng việc, giảm việc xảy ra nhiều địa phương. Nguyên vật liệu, vật tư sản xuất nông, lâm nghiệp, chi phí dịch vụ tăng, trong khi tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn…
Thời gian tới, Ban Dân nguyện kiến nghị Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần quan tâm hơn nữa hoạt động giám sát theo lĩnh vực phụ trách, nhất là việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân của các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực phụ trách đã được đề cập trong báo cáo công tác dân nguyện hằng tháng.
Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố chủ động phối hợp và giám sát các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc cụ thể đã được đề cập tại báo cáo công tác dân nguyện hằng tháng.
Ban Dân nguyện kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quan tâm chỉ đạo một số nội dung cử tri quan tâm hiện nay.
Cụ thể, Bộ Công an khẩn trương hoàn thiện các quy định, nhất là việc “làm sạch” dữ liệu để phục vụ kết nối, chia sẻ, khai thác Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Bộ Xây dựng có cơ chế, chính sách, giải pháp đồng bộ để khuyến khích, đẩy mạnh đầu tư, phát triển nhà ở xã hội và bảo đảm giá nhà ở xã hội ở mức vừa phải để cán bộ, công nhân, người lao động có thu nhập thấp có điều kiện mua nhà ở, ổn định cuộc sống…
Gỡ vướng cho doanh nghiệp
Tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng việc hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp phải chống gian lận, chống sai sót, nhưng cũng không phải vì thế mà trì hoãn, nhất là trong bối cảnh các doanh nghiệp tiếp cận vốn rất khó khăn.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Ủy ban Tài chính, Ngân sách cần có giám sát, tổ chức phiên giải trình về vấn đề này. Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, hoàn thuế là trách nhiệm, nghĩa vụ của Nhà nước. Do đó, cơ quan nhà nước phải hướng dẫn thủ tục. “Không thể để trì trệ, loay hoay mãi,” Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Đánh giá cao báo cáo của Ban Dân nguyện đã bám sát tâm tư, nguyện vọng của cử tri, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, cử tri, nhân dân quan tâm đến tình trạng tai nạn do đuối nước; đồng thời cho rằng, các cơ sở giáo dục cần đầu tư, xây dựng chương trình dạy bơi để hạn chế tình trạng tai nạn này.
Về thực hiện các quy định của pháp luật trong phòng cháy, chữa cháy, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn khi thực hiện nhiều biện pháp nhưng không được chứng nhận để tiếp tục hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Vì vậy, các cơ quan chức năng cần đưa ra hướng dẫn cụ thể, tiêu chí rõ ràng để tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp.
Tại phiên họp sáng 12/7, nhắc lại thực trạng phụ huynh xếp hàng thâu đêm để nộp hồ sơ cho con vào lớp 10 Trung học Phổ thông, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nhấn mạnh đây là vấn đề gây băn khoăn, lo lắng trong dư luận.
Theo bà Lê Thị Nga, thực trạng áp lực đối với học sinh thi vào lớp 10 ở thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra trong nhiều năm. Thi tuyển sinh đầu vào Trung học Phổ thông hiện nay khó hơn thi vào đại học.
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga đề nghị Ủy ban Văn hóa, Giáo dục vào cuộc làm rõ xem có tình trạng thiếu trầm trọng trường Trung học Phổ thông công lập hay không? Giải pháp để giải quyết vấn đề này trên thực tế như nào?.
Phát biểu về nội dung mà Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, từ năm 2022 đến năm nay, Ủy ban đã trả lời truyền thông rất nhiều về nội dung này. Các số liệu về nội dung này đã được tổng hợp tương đối đầy đủ.
Ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết, số lượng trường Trung học Phổ thông hiện ít hơn số trường Tiểu học và trường Trung học Cơ sở do quan niệm phân luồng. Tỷ lệ học sinh lên học Trung học Phổ thông được giải quyết bằng điểm thi.
Học sinh nào có điểm cao hơn được lựa chọn các trường vào học, học sinh có điểm thấp hơn phải sang các tuyến khác. Tuyến khác bao gồm trung tâm giáo dục thường xuyên, trường tư thục, trường nghề hoặc con đường khác.
Theo ông Nguyễn Đắc Vinh, nhu cầu của phụ huynh và học sinh muốn vào học Trung học Phổ thông rất nhiều và học tại các trường công lập vì có chi phí thấp hơn là một thực tế. Đây là nhu cầu, nguyện vọng rất chính đáng của học sinh và phụ huynh.
Ông Nguyễn Đắc Vinh cho biết thời gian tới, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục sẽ kiến nghị với Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo có những nghiên cứu sâu hơn và có giải pháp hiệu quả hơn đối với vấn đề này.
Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương nhấn mạnh, Báo cáo của Ban Dân nguyện đã khái quát, tổng hợp về hoạt động dân nguyện của Quốc hội; cung cấp thông tin, đánh giá tình hình triển khai thuộc trách nhiệm của các cơ quan.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần thống kê, tổng hợp nhiều nội dung bảo đảm chất lượng, giúp Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nhận định, đánh giá xác thực về tình hình.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Tài chính, Ngân sách giám sát hoặc tổ chức phiên giải trình về hoàn thuế giá trị gia tăng trong tháng 8, đề xuất các giải pháp khắc phục bất cập.
Ban Dân nguyện tiếp thu ý kiến của thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của Chủ tịch Quốc hội, ý kiến giải trình báo cáo bổ sung các bộ, ngành để hoàn thiện báo cáo; phối hợp với Tổng Thư ký Quốc hội ban hành Thông báo kết luận gửi cơ quan liên quan./.
Theo TTXVN
(责任编辑:Nhà cái uy tín)