Hiện tượng hóa đơn tiền điện trong tháng 5,Đểhóađơntiềnđiệnhếtnhảymúkèo nhà cái ty le tháng 6 tăng bất thường được ngành điện giải thích với điệp khúc nắng nóng đã không thuyết phục được khách hàng, khi mà ngày càng nhiều trường hợp sai sót với chênh lệch lớn xảy ra: Từ việc hóa đơn hơn 90 triệu đồng; hay tăng gần 15, thậm chí 33 lần trong khi các hộ gia đình không có sử dụng quá đột biến. Chia sẻ với VietNamNet, nhiều bạn đọc tiếp tục phản ánh chuyện hóa đơn tiền điện tăng bất thường khó lý giải, đồng thời cũng đề xuất những cách làm để cải thiện hiện tượng này.
Tiền điện tăng khó lý giải
"Tiền điện nhà tôi cũng tăng gấp đôi", chia sẻ của anh Hung ([email protected]...) khá phổ biến trong nhiều phản hồi độc giả gửi về. Còn bạn đọc Lê Thị Bích Hiền còn góp chuyện: "Cả nhà tôi và mẹ ruột cũng tăng tới 300.000 đồng. Lý do xài nhiều là không thuyết phục vì nhà mẹ tôi không xài máy điều hòa, thậm chí tháng 5 nhà mẹ tôi còn hạn chế sử dụng điện vì bà nằm viện đến nửa tháng". Độc giả Sỹ Tuấn ([email protected]) ví von: "Mà nói thật tiền lương anh có, Anh dành riêng cho "điện" phần nhiều...Dạy học hơn 20 năm, lương 8 triệu, mất hẳn một triệu tiền điện ( nhà 3 người 1 ti vi, 1 điều hòa, một tủ lạnh)".
Một bạn đọc Đức ([email protected]) nêu nghi ngờ về việc ghi số công tơ vì đa số không ai kiểm tra số đồng hồ. Anh nói rằng khi kiểm tra và chia trung bình ra, mỗi ngày họ tính thêm khoảng 3KW, một tháng 390kw/30 ~13KW/ngày. "Tuy nhiên khi tôi kiểm tra lại 6 ngày, chỉ có 59KW/6 ~ 10KW/ngày".
Độc giả Nguyễn Chí Bộ nêu thắc mắc: "Công tơ điện là do ngành điện lắp ráp , kiểm định và khi lắp cho hộ dân thì lắp tại cột điện chứ không lắp trong nhà dân nên chỉ số điện ra sao ai mà biết được . Khi kiểm chứng thì cũng ngành điện độc quyền kiểm định nên nói công tơ đảm bảo chất lượng thì dân bắt buộc phải cố mà tin".
Kiểm định độc lập, ứng dụng công nghệ
Theo đề xuất của các độc giả Ngọc [email protected], Trung@[email protected]ì có cơ quan kiểm định độc lập thì người sử dụng điện sẽ an tâm.
"Tôi đọc báo thấy có ý kiến đề xuất tách hoạt động kiểm định côngtơ ra khỏi đơn vị cung cấp điệnđể đảm bảo tính minh bạch, chính xác, tránh tạo sự nghi ngờ cho khách hàng. Các công ty điện lực cung cấp điện không được cấp phép kiểm định côngtơ điện. Tuy nhiên người ta cũng có thể "lách" bằng việc lập công ty con rồi ưu tiên phục vụ "người nhà". Khi có tranh chấp với khách hàng và cần kiểm định lại thì việc kiểm định côngtơ vẫn được thực hiện bởi các đơn vị thuộc đơn vị điện lực trước khi đưa ra các đơn vị kiểm định bên ngoài. Việc các công ty con của ngành điện làm chức năng kiểm định côngtơ điện là không nên".
Trong khi đó, bạn đọc Khac Diep ([email protected]) cho rằng: "Giờ điện lực bán điện cho dân, trong khi chốt số điện cũng là điện lực mà không có sự giám sát của bên thứ 3 nào cả. Cần thiết có bên thứ 3 (đại diện của dân như tổ dân phố) để kiểm tra quá trình chốt số điện, đảm bảo khách quan. Chi phí cho người giám sát bên điện lực chi trả".
Độc giả Hoàng Xuân Tiếp ([email protected]) phân tích: "Chúng ta cứ cho là điện lực đã "ghi nhầm". Tuy nhiên, do đồng hồ treo trên cao (bảo đảm mức độ an toàn) nên hàng tháng nhân viên điện lực tự ghi số lượng điện tiêu thụ của từng hộ gia đình mà không gặp phải bất kỳ một sự khó khăn trở ngại nào. Trong điều kiện không gian và hoàn cảnh ấy; để "trình diễn" một vở kịch mà khán giả chỉ biết lắng nghe, diễn viên và đạo diễn cứ "tung hoành" thì mặc dù người quản lý không muốn buông tha cơ chế đó để được dễ dàng hưởng lợi từ những sự gian lận có thể, thì quy luật phát triển cũng đào thải. Vì vậy, đề nghị khi ghi điện hàng tháng, nhất thiết phải có hộ gia đình chứng kiến để biết số lượng điện năng hộ gia đình mình đã tiêu thụ trong tháng, kịp thời phát hiện ra những bất thường trong sử dụng điện, nhằm chấm dứt các khiếu nại không đáng có vừa qua. Hoặc đề nghị cần đổi mới theo phương thức quản lý số, đồng bộ kết nối giữa máy chủ của ngành điện với hộ gia đình. Làm như thế vừa bớt tốn công sức, vừa tạo ra sự minh bạch".
Tương tự, bạn đọc tên Nam ([email protected]) cũng góp ý thêm: "Lâu nay, công tơ điện thường được treo cao, nhân viên Điện lực tự kiểm tra, đo đếm. Điều này có thể dẫn đến sai sót, thậm chí tiêu cực của phía quản lý điện và những thắc mắc khiếu nại của khách hàng (dân). Để chấm dứt điều này, rất đơn giản. Không chỉ đơn giản, còn mang lại lợi ích lớn cho ngành điện nói riêng, và cả nền kinh tế xã hội nói chung. Chắc chắn đa phần (có thể hầu hết) dân chúng sẽ ủng hộ. Ngành điện sẽ có thêm một hợp đồng sản xuất khổng lồ, thêm những hợp đồng lắp đặt ồ ạt, dài lâu, dân tình sẽ phấn khởi tham gia. Cách đơn giản đó là: lắp thêm một công tơ phụ trong nhà dân (tự nguyện) để dân có điều kiện kiểm tra, chi phí mua (hoặc thuê) công tơ phụ và lắp đặt do dân chịu".
Trước đề xuất của bạn đọc Nam, độc giả tên Tấn ([email protected]) giải thích: "Người dân tự mua đồng hồ về tự lắp ngay cầu dao chính của nhà mình để kiểm tra lại Điện lực. Điện lực không cấm việc này (sau đồng hồ Điện lực là tài sản khách hàng, khách hàng có quyền)". Bạn đọc [email protected] cho hay nếu thích lắp công tơ phụ trong nhà để kiểm tra thì cứ tự lắp thôi, không ngăn cấm điều đó.
Độc giả Nguyễn Hà ([email protected]) bình luận: "Việc đi ghi chỉ số công tơ vẫn do nhân viên của EVN thực hiện một cách thủ công. Con người làm vẫn có khả năng sai sót, chưa nói chủ ý. Cài đặt ứng dụng theo dõi cũng chỉ là xem số liệu do EVN nhập vào hệ thống của EVN, không có gì đảm bảo số liệu được chốt và nhập chính xác. Theo cá nhân tôi, đơn giản và đảm bảo chi khách hàng yên tâm thì có thể thực hiện như sau: Nhân viên EVN khi ghi xong chỉ số tiêu thụ điện trên công tơ chỉ cần dùng Smartphone chụp ảnh công tơ và gửi cho khách hàng. Như vậy là đảm bảo chính xác cả về số liệu và thời điểm ghi. Cứ liên tục như vậy sẽ theo dõi đối chiếu đảm bảo chính xác tuyệt đối mà lại đơn giản".
Bên cạnh góp ý cho việc minh bạch trong giám sát, ghi công tơ, cũng có ý kiến cho rằng điều cần xem xét là cách tính giá 5 bậc lũy tiến.
Ban Bạn đọc
Đề xuất cách chức Phó Giám đốc Điện lực Vân Đồn vụ hóa đơn tiền điện 90 triệu
Phó giám đốc Điện lực Vân Đồn, Trưởng phòng Kinh doanh và Tổ trưởng kinh doanh giám sát bị đề xuất cách chức sau việc hóa đơn điện "nhảy" từ 370 nghìn lên gần 90 triệu.