Xiaomi từng tiên phong trong mô hình bán hàng chớp nhoáng trên mạng,ùngmánhlớicủaApplehòngđoạtlạingôivươkèo bóng đa hôm nay giúp hãng trở thành startup giá trị nhất châu Á. Tuy nhiên, hãng đã gặp nhiều khó khăn và muốn quay lại mô hình kinh doanh truyền thống để phục hồi.
Sau khi không đạt được doanh thu như kỳ vọng, Xiaomi đang trải qua cuộc chuyển đổi lớn và muốn xây 1.000 Mi Home, cửa hàng bán lẻ tương tự Apple Store, đến năm 2019. Con số này gấp đôi số cửa hàng của Apple trên toàn cầu.
Xiaomi mong muốn “nâng tầm” thương hiệu thông qua các cửa hàng cho người dùng trải nghiệm. Rõ ràng, đây không phải mục tiêu “dễ ăn” vì giá nhân công và thuê nhà đang tăng mạnh, trong khi những đối thủ của Xiaomi như Huawei, Oppo và Vivo lại chiếm nhiều vị trí đẹp nhờ ký thỏa thuận với hàng trăm ngàn đại lý.
Thành lập cách đây 7 năm, Xiaomi bỏ qua mô hình bán lẻ kiểu cũ để ưu tiên các chiến dịch trực tuyến, tạo ra cơn sốt tại những thành phố lớn. Đến năm 2014, cách tiếp cận này giúp hãng đứng đầu thị trường smartphone Trung Quốc và được định giá 45 tỷ USD. Một số người còn đánh giá Lei Jun, nhà sáng lập công ty, như Steve Jobs.
Song, khi thị trường bão hòa, Xiaomi lại không giành được khách hàng xa trung tâm, những người muốn được trên tay và dùng thử sản phẩm. Đó chính là lúc Oppo và Vivo vùng lên. Mi Home đầu tiên còn không được xem như một cửa hàng mà chỉ là trung tâm dịch vụ, nơi mọi người xếp hàng để sửa chữa hoặc mua điện thoại đã đặt trước qua mạng.
Apple đã chứng minh một sự hiện diện chỉn chu có thể làm đẹp thương hiệu và tương tác với người dùng tốt như thế nào. Điều đó vô cùng quan trọng khi họ quảng bá từ dịch vụ, game tới phim ảnh và “hệ sinh thái”, bao gồm nồi cơm điện, robot hút bụi được sản xuất bởi các startup mà Xiaomi đầu tư.
(责任编辑:Thể thao)