Chiến thắng Bạch Đằng: Tô thắm thêm trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam_atlas – santos laguna
作者:Thể thao 来源:World Cup 浏览: 【大中小】 发布时间:2025-01-13 13:40:32 评论数:
Một tiết học lịch sửcủa học sinh trường THCS Chu Văn An (TP.TDM) ngày 8-4-2013
Trận đánh đi vào lịch sử
Ngược dòng lịch sử,ếnthắngBạchĐằngTôthắmthêmtrangsửvẻvangcủadântộcViệatlas – santos laguna trở về nước Đại Việt xưa dưới thời Trần,từ năm 1258 đến 1288, quân Nguyên - Mông ba lần xâm lược nước ta với thế rất mạnhvà hung bạo. Các vua Trần cùng các tướng lĩnh, đặc biệt là nhà quân sự Trần QuốcTuấn (Trần Hưng Đạo) đã lên kế hoạch phải đánh thắng kẻ thù xâm lược, đem lạibình yên cho đất nước. Còn nhớ, vào năm 938, Ngô Quyền đã từng đánh thắng quânNam Hán trên Sông Bạch Đằng, vận dụng cách đánh của cha ông, Trần Hưng Đạo quyếtđịnh đánh một trận lớn thông qua sông Bạch Đằng. Ông cùng các tướng lĩnh nghiêncứu kỹ quy luật của con sông, dự tính đoàn thuyền của quân Nguyên đi qua, từ đóvạch ra trận địa mai phục chúng trên sông. Quân Nguyên - Mông đã trúng kế củata, kết quả quân ta bắt được hơn 400 chiến thuyền và tiêu diệt hoàn toàn cánhthủy quân của quân Nguyên.
Dưới triều đại nhà Trần, trong vòng 30 năm, nhân dân Đại Việtphải tiến hành 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên - Mông hung bạo. Vớiý chí kiên cường, truyền thống yêu nước sâu sắc, dưới sự lãnh đạo của các vuaTrần cùng các tướng lĩnh, đặc biệt là nhà quân sự Trần Quốc Tuấn đã lãnh đạonhân dân đứng lên đánh giặc giữ nước. Cả 3 lần quân Nguyên - Mông đều thất bại.Trận Bạch Đằng là chiến thắng oanh liệt của quân và dân Đại Việt, đè bẹp ý chíxâm lược của quân Nguyên - Mông, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc.
Khơi dậy lòng tự hào dân tộc
Nhắc lại những trang sử hào hùng của dân tộc, mỗi người dânViệt Nam càng tự hào về một đất nước có truyền thống yêu nước nồng nàn, lòngcăm thù giặc sâu sắc. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn học lịch sử đãgiúp học sinh có cái nhìn tổng quát về quá trình dựng nước và giữ nước của chaông. Chính trí thông minh, tài thao lược của người xưa đã lãnh đạo đất nước chiếnthắng những kẻ thù hung hãn nhất. Trong từng giai đoạn lịch sử, có biết bao chiếnthắng huy hoàng đã được ghi lại và đi vào bài học của học sinh. Thầy Lê VănHùng, giáo viên dạy sử trường THPT Bến Cát nói, quân Nguyên là một trong nhữngđế chế hùng mạnh nhất thời bấy giờ. Thắng lợi của 3 lần chiến thắng quân Nguyên- Mông, đặc biệt là trận Bạch Đằng đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược ĐạiViệt của giặc, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Làgiáo viên dạy sử, hiểu về lịch sử dân tộc, tôi càng yêu đất nước mình và thấymình càng có trách nhiệm làm sao cho học sinh biết được lịch sử nước nhà. Qua từngbài học, tôi thổi hồn những sự kiện đến với học sinh. Để học sinh yêu thích mônsử, giáo viên phải
gần gũi học sinh, phải đầu tư nghiên cứu, đổi mới phươngpháp để có những tiết dạy sinh động, thu hút học sinh. Cách dạy của thầy làluôn tạo không khí học tập thoải mái, nêu ra vấn đề và thầy trò cùng nhau bànluận. Thầy quan niệm giáo viên dạy sử không đơn giản là một nghề mà là cái nghiệp,cái duyên đeo đuổi người thầy suốt quá trình gắn bó với nghề dạy học. Em Lê ThảoNguyên, học sinh trường THPT Võ Minh Đức (TP.TDM) nói, qua những tiết dạy sử hấpdẫn của thầy cô đã làm sống dậy trong em lòng tự hào dân tộc, một đất nước nhỏbé phải chống lại những kẻ thù xâm lược mạnh hơn rất nhiều nhưng nhờ ý chí vàlòng yêu nước nồng nàn của quân và dân ta đã làm nên nhiều chiến thắng oanh liệt,chấn động địa cầu. Để thể hiện lòng yêu nước, bản thân em sẽ tìm hiểu nhiều hơnvề lịch sử nước nhà, cũng như cố gắng học tốt để góp phần mình xây dựng đất nướcngày càng giàu đẹp.
Cô HUỲNH HỒNG HẠNH, chuyên viên Phòng Giáo dụctrung học, Sở GD-ĐT: Giáo dục học sinh lòng tự hào dân tộc
Chiến thắng Bạch Đằng năm1288 của quân và dân ta đã giáo dục thế hệ trẻ lòng yêu nước, ý thức bảo vệ nềnđộc lập và thống nhất của Tổ quốc. Bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc và lòng biếtơn với các thế hệ tổ tiên, các anh hùng dân tộc đã chiến đấu quên mình vì Tổ quốc.Với tinh thần dũng cảm, truyền thống yêu nước ngày càng sâu đậm, nhân dân ta đãchủ động sáng tạo, vượt qua mọi thách thức khó khăn đánh lại các cuộc xâm lược.
Qua những bài học lịch sửđã giáo dục học sinh lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc và giữgìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
Ông TRẦN HỮU CHUẨN, cán bộhưu trí khu phố 5, phường Phú Lợi (TP.TDM): Tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước củahọc sinh
Chiến thắng quân Nguyên -Mông trên sông Bạch Đằng là mốc son lịch sử chống giặc ngoại xâm của ông chata. Đây là biểu hiện nổi bật về tinh thần yêu nước của dân tộc có từ ngàn đờinhưng vẫn còn tác dụng mạnh. Ngày nay, việc giáo dục truyền thống cho học sinh,sinh viên nhất là trong giai đoạn hiện nay càng có ý nghĩa quan trọng. Nhà trường- gia đình - xã hội phải tiếp tục khơi dậy lòng yêu nước của các em, giúp cácem hiểu rõ về những chiến thắng oanh liệt của ông cha ta, như trận đánh Bạch Đằng,cũng như sẵn sàng lên đường bảo vệ Tổ quốc khi có giặc ngoại xâm.
Em NGUYỄN HOÀNG YẾN, họcsinh trường THPT An Mỹ (TP.TDM): Yêu quê hương qua từng trang sử
Từ nhỏ em đã thích lịch sử.Mỗi lần đi nhà sách em thường tìm mua những quyển truyện tranh nói về lịch sử đấtnước. Ở môn lịch sử, qua từng bài học em càng hiểu thêm lịch sử nước nhà và yêuquê hương qua từng trang sử. Bài học về chiến thắng quân xâm lược Nguyên - Môngở cấp II đến giờ này em vẫn còn nhớ khá rõ. Qua bài dạy của thầy cô giáo đã khắchọa chân dung nhân vật Trần Hưng Đạo, những cách đánh thể hiện trí sáng tạo củaông, đã đập tan tham vọng, mưu đồ xâm chiếm đất nước của giặc Nguyên.
H.THÁI