Giữa cuộc sống thường nhật,ậncảnhcuộcđuasiêuxevềđêmcủacácthiếsoi kèo mc vs west ham khi màn đêm buông xuống, hoạt động đua xe rầm rộ của giới công tử nhà giàu ở Trung Quốc cũng thực sự khiến người ta phải thót tim. "Fast and Furious" đời thực tại Trung Quốc “Tốc độ và kịch tính” không chỉ được dùng để miêu tả những thước phim hành động mãn nhãn của Hollywood. Ngay tại Trung Quốc cũng thường xuyên diễn ra những cuộc đua "như phim hành động".
Bất cứ cuộc đua nào cũng diễn ra trong một bầu không khí nóng bỏng và kịch tính. Hội tụ tại đây hầu hết đều là những chiếc xe thể thao sang trọng, thuộc những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới, từ Ferrari, Porsche, Audi cho đến Subaru, Saab, Bora… Bên cạnh những xế hộp đắt tiền cùng với tiếng động cơ gầm rú, các cuộc đua thường không thể không có sự xuất hiện của các chân dài, với những tiếng hò reo đầy phấn khích.
Không chỉ đua trên đường bộ bằng phẳng, nhiều tay đua tại một số địa phương có điều kiện địa hình đặc thù như Thành Đô thậm chí còn muốn thử thách tay lái của mình với những con đường được xây dựng trên núi vòng vèo, gấp khúc và rất khó đi.
Trần Chấn là một trong những cao thủ có tiếng trong làng đua xe tại Bắc Kinh. Theo trang Phượng Hoàng (Trung Quốc), năm 2006, vị thiếu gia này từng hoàn thành tuyến đường cao tốc Vành đai 2 ở thủ đô Bắc Kinh trong vòng 13 phút, với vận tộc 140km/h trong điều kiện xe cộ vẫn lưu thông bình thường. Đạt được tốc độ này đồng nghĩa với việc, mỗi phút Trần đã vượt qua hơn 200 chiếc xe để chạm tới đích. Theo truyền thông địa phương, tiếng tăm của Trần Chấn nổi như cồn sau thành tích nêu trên. Cũng kể từ đó, chàng trai này trở thành gương mặt đại diện cho dân đua xe thứ thiệt tại Bắc Kinh.
"Điểm mặt" dân đua xe Trung Quốc Phượng Hoàng cho hay, dân đua xe Bắc Kinh chia thành 4 nhóm khác nhau. Nhóm 1 bao gồm những tay đua thường xuyên tham gia “Tụ hội 04” - những người đã từng du học ở nước ngoài trở về nước. Những quốc gia như New Zealand, Anh, Australia hay Mỹ đều là những thiên đường của hoạt động đua xe, việc độ xe cũng khá dễ dàng. Khi trở về Trung Quốc, họ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc thích ứng với những chính sách, quy định về giao thông trong nước và tiếp tục theo đuổi đam mê đua xe. Đây cũng chính là nhóm tiên phong đi đầu trong hoạt động đua xe tại thủ đô Bắc Kinh. Nhóm 2 bao gồm một bộ phận các giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp vừa phất lên. Do áp lực công việc quá lớn trong khi không có sở thích nào khác, cũng như không có cơ hội để bộc lộ cá tính của mình, họ tìm đến hoạt động đua xe để giải tỏa cảm xúc cho bản thân. Nhóm 3 thường bao gồm ông chủ của các tiệm độ xe và đối tác hoặc nhân viên của họ. Mục đích của nhóm này khi gia nhập dân đua xe, là nhằm tuyên truyền cho bản thân và xây dựng hình tượng doanh nghiệp của mình. Họ luôn là nhóm tích cực tham gia hoặc tổ chức các hoạt động đua xe. Trong khi đó, những người thuộc nhóm 4 được xác định là những người yêu xe, đam mê cuồng nhiệt hoạt động đua xe, nhưng có thể vì không thể tham gia các hoạt động đua xe chính thống, nên đã gia nhập vào hội những người đua xe.
Theo Phượng Hoàng, trong ấn tượng của công chúng, phần lớn dân đua xe đều là những công tử nhà giàu và không mấy tử tế. Sau một vụ án liên quan đến hoạt động đua xe xảy ra ở Hàng Châu vào ngày 8/5 năm ngoái khi một tay đua có tên Hồ Bân gây tai nạn, khiến Đàm Trác – một sinh viên của trường Đại học Chiết Giang tử vong, mọi người đều không ngừng lên tiếng chỉ trích hành vi đua xe gây nguy hại đến sự an toàn của công chúng.
Mới đây, cộng đồng mạng ở Trung Quốc lại xôn xao bàn tán vụ hai siêu xe Lamborghini và Ferrari đâm nhau trong một đường hầm ở Bắc Kinh tối 11/4. khi bộ phim bom tấn Hollywood Fast and Furious 7 bắt đầu khởi chiếu ở Trung Quốc.
(Theo Tri thức trẻ) |