Kỳ 1: Từ một dòng kênh “chết”!
Ba Bò là con kênh tự nhiên nằm trọntrong địa phận phường Bình Chiểu,ồisinhkênhBaBòbảng xếp hạng hạng 4 anh quận Thủ Đức, TP.HCM. Phía Bình Dương kênhhình thành từ đường hào chống tăng của quân đội. Do tốc độ phát triển công nghiệp,đô thị diễn ra nhanh chóng, dòng kênh vừa bị lấn chiếm để xây nhà ở, phòng trọvừa phải gánh trên mình một lượng nước, rác thải lớn từ nhiều hướng đổ về màkhông chảy đi đâu được nên phát sinh mùi hôi thối. Sau nhiều lần nạo vét nhưngkhông mang lại kết quả, UBND tỉnh Bình Dương quyết định đầu tư trên 345 tỷ đồngnhằm hồi sinh con kênh một thời đã “chết”!
“Gọi nhầm tên em”
Từ những người thực hiện dự án đếncác vị cao niên sống lâu năm tại khu phố Đồng An 3 (phường Bình Hòa, TX.ThuậnAn) nơi “phát tích” của dòng kênh “chết” đều khẳng định: “Gọi kênh Ba Bò làkhông đúng, vì nó chỉ là đường hào chống tăng do quân đội đào để bảo vệ khuquân sự”.
Cạnh bên miệng cống cũ sẽ là 2 hệthống cống mới có khẩu độ trên 3m, bảo đảm dòng chảy và lưu thoát tốt cả trongmùa mưa. Ảnh: D.CHÍ
Ông Phạm Văn Dương, chủ hộ76/3/11 khu phố Đồng An 3, nguyên là thiếu tá trinh sát của Quân đoàn IV, cónhà nằm bên bờ kênh cho biết: “Sau khi tiếp quản căn cứ Sóng Thần của chế độ cũđể lại, do điều kiện thực tế lúc bấy giờ không đủ khả năng để xây tường ràongăn cách giữa khu quân sự với bên ngoài. Lãnh đạo quân đoàn đã tiến hành đàohào chống tăng thay cho hàng rào bao bọc cả chu vi nơi quân đoàn đóng quân vớichiều rộng mặt hào khoảng 10m, chiều sâu thì tùy chỗ. Chỗ nào dễ thì đào sâu,nơi nào khó, đất cứng, có nhiều đá ong thì đào cạn nhưng vẫn phải không dưới4m. Bờ hào phía ngoài được chừa ra có nơi đến 10m để làm hành lang và chống sạtlở. Hết hành lang bờ hào phía ngoài mới đến đất thổ cư do quân đoàn cấp cho cánbộ, công nhân viên đơn vị làm nhà ở. Thời điểm đó nơi đây hoang vắng, rất ítnhà dân”.
Băng qua công trường, lội ngượcdòng kênh về phía thượng lưu, kỹ sư Vũ Văn Điện, người trực tiếp khảo sát, lậpbản đồ quy hoạch cải tạo kênh Ba Bò đưa chúng tôi tìm đến tận nơi “phát tích” củadòng kênh. Đó là một miệng cống nhân tạo nằm sát mặt tiền đường ĐT743 (ngã tư550). Tại đây bằng mắt thường có thể ước lượng độ sâu từ đáy cống lên đến mặt đấttự nhiên có độ sâu bằng với chiều cao của một tòa nhà 2 tầng. Càng về hạ lưukhoảng cách này càng giảm dần, có nơi chỉ còn khoảng 3 đến 4m. Do nước chảy từnơi đất cao xuống nên có người nhầm lẫn nói rằng kênh Ba Bò bắt nguồn từ BìnhDương” là không đúng.
Vì đâu kênh “chết”?
Theo khảo sát của Công ty TNHHMTV Cấp thoát nước- Môi trường Bình Dương, hệ thống hào chống tăng bao bọc xungquanh khu vực Quân đoàn IV bắt đầu từ khu phố Đồng An 3, sang Đồng An 2, đếnkhu dân cư thủy lợi IV và tiếp giáp với phường Bình Chiểu (quận Thủ Đức,TP.HCM) có chiều dài trên 3km. Do tốc độ phát triển công nghiệp đô thị diễn raquá nhanh, nước, rác thải từ các hộ dân, khu công nghiệp tự do đổ xuống lòngkênh lâu ngày mà không được khai thông, xử lý nên vừa tạo ra mùi hôi thối vừakhông có lối thoát, đã biến nơi đây thành dòng kênh “chết”.
Ông Võ Văn Bình, Trưởng khu phố ĐồngAn 3 đưa ra con số: Dọc bờ kênh từ đầu nguồn đến văn phòng khu phố có khoảng200 hộ với trên 1.400 phòng trọ. Do trước đây phát triển tự phát, phòng trọ mọclên san sát, lấn vào đất công là hành lang bảo vệ bờ hào, nên nước thải, rác thảicứ phóng thẳng xuống kênh. Bên cạnh là nước thải công nghiệp từ bên kia đườngĐT743 của các khu công nghiệp Sóng Thần 1, 2, phía dưới là Khu công nghiệp ĐồngAn cứ lợi dụng đêm tối, lúc trời mưa thì xả xuống kênh. Biến con kênh như một“xác chết” trương sình, xám xịt, đỏ ngầu hôi thối không chịu nổi”.
Một trong những nguyên nhân gâytrầm trọng thêm ô nhiễm là đoạn cống thoát nước ngang đường tiếp giáp giữa khuphố Đồng An 3 với khu phố Đồng An 2 có khẩu độ quá nhỏ, rác thải đã lấp kín hếtmiệng cống. Kỹ sư Vũ Văn Điện cho biết: “Trước đó, Công ty TNHH MTV Cấp thoátnước- Môi trường Bình Dương đã tiến hành nạo vét rất khó khăn và chở đi tiêu hủyhàng ngàn tấn bùn đất, rác thải nhưng vẫn không giải quyết triệt để ô nhiễm nếukhông có một dự án lớn làm sống lại dòng kênh”.
Mong đợi của người dân
Ông Vũ Hải Quang, chủ hộ 18/3/15khu phố Đồng An 3, phường Bình Hòa, TX.Thuận An trình bày: “Sống trong môi trườngô nhiễm, bẩn thỉu kéo dài, người dân ở đây đã gánh chịu rất nhiều bệnh tật, phổbiến nhất là bệnh về đường hô hấp, stress và sốt xuất huyết. Lúc đầu thì dịch xảyra theo mùa, nhưng càng ngày môi trường càng ô nhiễm, lòng kênh là ổ chứa mầm bệnhnên dịch bệnh cứ xảy ra liên miên. Hầu như hàng quý địa phương đều báo cáo xinđược phun thuốc diệt côn trùng, diệt mầm bệnh, đề phòng phát sinh dịch bệnh.Chúng tôi rất mong được đầu tư, cải tạo và làm hồi sinh lại dòng kênh này”.
Người dân vui mừng phấn khởi xemthông báo dự án cải tạo “dòng kênh chết” được niêm yết công khai tại văn phòngkhu phố Đồng An 3 Ảnh: D.CHÍ
Trưởng khu phố Đồng An 3 Võ VănBình tỏ ra phấn khởi: “Sống chung với cái khó của người dân, chúng tôi đã nhiềulần kiến nghị lên các cấp về mong muốn được cải tạo dòng kênh của người dân địaphương. Đây là nhu cầu thực tế nên bà con ai nấy đều sẵn sàng tháo dỡ côngtrình, vật kiến trúc để việc thi công được dễ dàng, thuận lợi và nhanh chóng nhằmmang lại bộ mặt mỹ quan đô thị, bảo đảm chất lượng cuộc sống và sức khỏe cộng đồng”.
Trưởng khu phố Đồng An 3 Võ Văn Bình: Người dân rất đồng thuận
Được tin UBND tỉnh đầu tưnâng cấp, cải tạo dòng kênh này nhân dân khu phố rất đồng tình, phấn khởi và sẵnsàng hợp tác, tháo dỡ công trình, bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công nhằmmang lại mỹ quan, môi trường sống tốt cho bà con. Chỉ có 30 trong số 200 hộliên quan dự án là “dính” đất thổ cư, bà con mong được tính toán hợp lý, khôngbị thiệt thòi. Còn lại là đất “ngoài sổ” do lấn chiếm hành lang bờ kênh, bà conchỉ mong được hỗ trợ phần thiệt hại và chi phí di dời.
Kỳ 2: Sẽ trở thành một công trìnhvăn hóa đô thị
DUY CHÍ